Cô Anne Ziegenhorn, 44 tuổi ở Florida (Mỹ), thực hiện phẫu thuật cấy ghép túi ngực silicon vào năm 1998. Sáu tháng sau, cô bắt đầu xuất hiện những triệu chứng mệt mỏi, uể oải, tăng cân bất thường và đau ở bên ngực phải. Tuy nhiên các bác sỹ thời điểm đó không phát hiện điều gì bất thường về túi ngực silicon của cô.
Đến năm 2001, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn khi ảnh hưởng đến thị lực và trí nhớ của cô Anne. Toàn thân cô đau nhức, nóng rát, đặc biệt là vùng ngực, cơ thể xuất hiện những chỗ lở loét. Cô còn gặp khó khăn khi nói chuyện, thậm chí không thể nói được gì trong tám tháng mà chỉ có thể giao tiếp bằn tin nhắn.
Cô Anne đã đến khám ở ít nhất 23 bác sỹ trong suốt 2 năn nhưng không tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng trên. Đến tháng 9−2013, cô nhận thấy một trong hai bên ngực của mình thay đổi và tìm đến nơi nâng ngực để khám. Lúc này họ mới cho biết túi ngực silicon bên phải của cô đã vỡ và rò rỉ từ 2 năm trước khiến Anne rất tực giận.
Sau đó cô Anne đến khám ở bác sỹ Susan Kolb, một chuyên gia về cấy ghép ngực. Tại đây bác sỹ cho cô biết túi ngực silicon của cô bị nấm mốc và nhiễm khuẩn. Anne phải tiến hành phẫu thuật tách lấy túi silicon ra khỏi ngực. Bác sỹ Susan cho rằng việc sức khỏe của ô Anne giảm sút là do miếng silicon bị nấm mốc này. Khi túi ngực được lấy ra, các triệu chứng của Anne cung mất dần.
Cô Anne cho biết lúc 19 tháng tuổi, con cô từng bị nhiễm trùng thận nặng, thậm chí suýt tử vong. Lúc đó các bác sỹ không phát hiện nguyên nhân bệnh của bé nhưng cô Anne tin rằng túi ngực silicon bị nhiễm khuẩn chính là nguyên do gây nên căn bệnh của con trai cô.
Túi ngực silicon bị vỡ khiến sức khỏe của cô Anne và con bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy nếu bạn đang có ý định phẫu thuật nâng ngực, hãy cẩn thận và lựa chọn nơi phẫu thuật uy tín để tránh những biến chứng cho sức khỏe.
Tiếp Thị Gia Đình