Những bí ẩn về các vì sao trên bầu trời

Các bé có biết mỗi một vì sao đều ẩn chứa hàng triệu điều bí ẩn riêng? Khám phá những điều bí ẩn về các vì sao cùng Tiếp Thị Gia Đình, các bé nhé!

1. CÓ NHỮNG VÌ SAO SÁNG HƠN CẢ MẶT TRỜI

20151120-khoa-hoc-vui-vi-sao-tren-bau-troi-hinh-anh-04Theo các nhà chiêm tinh thời cổ đại Hy Lạp, ánh sáng của một vì sao chia thành 6 mức độ sáng đối với mắt người. Sao sáng nhất có m (magnitude)=1, sao tối nhất có m=6, tương đương mức giới hạn tốt nhất mà mắt người có thể cảm thụ. Tuy nhiên, ngày nay, độ sáng của sao còn có cả giá trị âm. Trong số hơn 5.000 ngôi sao sáng hơn mức độ 6 (tức m<6), chỉ có rất ít ngôi sao có kích thước và độ sáng tương đương mặt trời. Số còn lại đều sáng hơn và lớn hơn. Đây là một trong những bí ẩn về các vì sao mà bấy lâu nay nay chúng ta vẫn thường nhầm lẫn đấy.

2. KHÔNG HẲN ĐỎ THÌ NÓNG VÀ XANH

Chúng ta thường nghĩ những gì màu đỏ thường nóng còn màu xanh sẽ lạnh. Như lò lửa thì rất nóng còn vùng Bắc cực với băng đá có màu trắng xanh thường lạnh lẽo. Tuy nhiên, các vật phát sinh nhiệt có thể thay đổi màu sắc khi nhiệt độ thay đổi. Điển hình là các vì sao. Màu đỏ đại diện cho nhiệt độ nóng thấp nhất trong ánh sáng nhìn thấy được. Khi nhiệt độ lên cao, chúng sẽ chuyển sang trắng và cuối cùng là xanh. Vì vậy, ngôi sao màu đỏ trên bầu trời là lạnh nhất còn ngôi sao xanh mới nóng.

3. MẶT TRỜI MÀU GÌ?

20151120-khoa-hoc-vui-vi-sao-tren-bau-troi-hinh-anh-06Mặt trời có thể được xem là ngôi sao màu xanh lá, chính xác là pha trộn giữa xanh lá và xanh da trời. Màu sắc của ngôi sao do nhiệt độ quyết định. Nhiệt độ của bề mặt mặt trời khoảng 5.800K (5.500độ C) ứng với bước sóng nằm trong vùng chuyển liên tục lục-lam. Tuy nhiên, khi mắt người nhìn sẽ không thấy màu xanh lá mà thường thấy trắng hoặc trắng vàng.

4. KHÔNG CÓ NGÔI SAO MÀU XANH LÁ?

20151120-khoa-hoc-vui-vi-sao-tren-bau-troi-hinh-anh-01Mặc dù nhiều ý kiến cho rằng có ngôi sao màu xanh lá nhưng theo các thiên văn học, các nhà nghiên cứu quan sát thì không có bất kỳ ngôi sao nào màu xanh lá.

Các ngôi sao phát ra một quang phổ (như cầu vồng) bao gồm nhiều màu sắc, trong đó có màu xanh lá, nhưng khi mắt người nhìn các màu trộn lẫn thì  thường hiếm khi thấy màu xanh lá. Một màu sắc có thể chế ngự các bức xạ, nhưng trong phạm vi bước sóng và cường độ của ngôi sao, màu xanh lá có thể trộn lẫn với các màu khác và khiến ngôi sao có màu trắng.

Với các ngôi sao, màu sắc có thể xuất hiện khác biệt do nhiệt độ và chúng ta có thể nhìn thấy màu đỏ, cam, vàng, trắng và xanh.

5. NGÔI SAO KHÔNG LẤP LÁNH 

20151120-khoa-hoc-vui-vi-sao-tren-bau-troi-hinh-anh-03Ai cũng tưởng ngôi sao có thể lấp lánh nhưng thực tế không như vậy. Ánh sáng của một ngôi sao đi vào bầu khí quyển hỗn loạn sẽ bị lệch. Khi chiếu vào mắt bạn, ánh sáng bị lệch sẽ thay đổi một chút về màu sắc và cường độ khiến nó lấp lánh.

6. NGÔI SAO LÀ VẬT THỂ MÀU ĐEN

20151120-khoa-hoc-vui-vi-sao-tren-bau-troi-hinh-anh-05Vật thể màu đen là vật thể có thể hấp thụ 100% các bức xạ điện từ như ánh sáng, sóng radio,… tiếp xúc với nó. Một hình ảnh phổ biến minh họa cho điều này là nội thất lò gạch thường được sơn màu đen, chỉ mở một cửa sổ rất nhỏ. Tất cả ánh sáng thông qua cửa sổ đều được hấp thụ vào bên trong lò mà không có gì thoát ra ngoài. Đó là sự hấp thụ tuyệt đối. Định nghĩa này hoàn toàn phù hợp với các vì sao. Tuy nhiên, trong khi một vật thể đen hấp thụ được tất cả các bức xạ năng lượng tiếp xúc với nó nhưng không thể phát ra năng lượng thì với các vì sao, nó hấp thụ tất cả bức xạ va chạm đồng thời cũng tỏa nhiệt vào không gian. Vì vậy, ngôi sao là một vật thể màu đen có thể phát ra ánh sáng như các bé trông thấy.

7. KHÔNG THỂ NHÌN THẤY HÀNG TRIỆU NGÔI SAO TRONG ĐÊM TỐI

20151120-khoa-hoc-vui-vi-sao-tren-bau-troi-hinh-anh-02Trong nhiều bài hát, bài thơ có nhắc đến cảnh hàng triệu vì sao nhưng thực tế bé không thể nhìn thấy được hàng triệu vì sao trên bầu trời. Đơn giản vì chúng không đủ gần và đủ sáng cho mắt chúng ta nhìn thấy được. Vào một đêm không trăng và không có bất kỳ nguồn sáng nào thì thị lực con người chỉ thấy khoảng 2.000-2.500 vì sao mà thôi.

Mục Mẹ và con – Khoa học vui / Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua