Theo đó, các danh mục trang bị cần có cho những phương tiện này bao gồm:
– Đối với xe ô tô từ 4–9 chỗ: 1 bình bột chữa cháy loại dưới 4kg hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít hoặc bình khí CO2 loại dưới 4kg.
– Đối với xe ô tô từ 10 chỗ – 15 chỗ: 1 bình bột chữa cháy loại từ 5–9 lít hoặc bình khí CO2 chữa cháy loại từ từ 4–6kg; 1 bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dùng như kìm, cộng lực, búa, xà beng; 1 đèn pin chuyên dụng; 1 đôi găng tay chữa cháy; 1 khẩu trang lọc độc.
– Đối với ô tô từ 16–30 chỗ, xe rơ-móv hoặc sơ-mi rơ-móc chở khách được kéo: 1 bình bột chữa cháy loại dưới 4kg hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít hoặc bình khí CO2 loại dưới 4kg; 1 bình bột chữa cháy loại từ 5–9 lít hoặc bình khí CO2 chữa cháy loại từ từ 4–6kg; 1 bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dùng; 1 đèn pin chuyên dụng; 2 đôi găng tay chữa cháy; 2 khẩu trang lọc độc.
– Riêng ô tô trên 30 chỗ, ngoài những danh mục như xe từ 16–30 chỗ còn phải thêm 1 bình bột chữa cháy loại từ 5–9 lít hoặc bình khí CO2 chữa cháy loại từ từ 4–6kg.
Bình chữa cháy là một trong những dụng cụ quan trọng trong danh mục cần trang bị
Thông tư cũng quy định các chủ xe cần trang bị phương tiện chữa cháy ở nơi dễ thấy, dễ lấy, dễ sử dụng, không ảnh hưởng đến thao tác, tầm nhìn của người lái và đảm bảo an toàn cho hành khách.
Trường hợp những chủ phương tiện không trang bị đầy đủ, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy chữa cháy. Cụ thể: Phạt tiền từ 300.000–500.000 đồng đối với các hành vi không trang bị phương tiện chữa cháy đầy đủ hoặc không đồng bộ.
Lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát phòng cháy chữa cháy và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường sẽ có thẩm quyền xử phạt.
Tiếp Thị Gia Đình