Bạn có từng thắc mắc, tiêu chí món ăn ngon trong mắt chuyên gia sẽ như thế nào chưa? Chuyên gia sẽ chấm điểm món ăn ngon dựa trên những tiêu chí nào?
Trong một ngày của tháng Mười Một, Tiếp Thị Gia Đình đã đến nhà chuyên gia ẩm thực Diệu Thảo. Trong gian bếp nhỏ, chị bắc ấm nước lên bếp và bắt đầu nói với chúng tôi về niềm đam mê ẩm thực và tiêu chí món ăn ngon
Tiếp Thị Gia Đình: Người Việt Nam cho rằng bữa cơm gia đình và gian bếp rất có ý nghĩa trong việc vun vén hạnh phúc gia đình. Riêng với chị, bữa cơm, gian bếp có ý nghĩa thế nào?
Chuyên gia Diệu Thảo: Đúng vậy! Trong bữa cơm, nhìn cả nhà bên nhau thưởng thức món ăn ngon, tôi thấy đây là thời khắc hạnh phúc nhất của mình. Từ đó, tôi cũng càng thêm yêu gian bếp, những vật dụng, sản phẩm đều được tôi dành thời gian lựa chọn kỹ càng. Gian bếp gắn bó với tôi như hơi thở.
Tiếp Thị Gia Đình: Có câu: “Đầu bếp có lưỡi vàng”, chỉ cần nếm thử sẽ phát hiện độ thừa hay thiếu nguyên liệu, thậm chí là những sai sót trong lúc chế biến. Với cái nhìn của một chuyên gia, chị đánh giá tiêu chí món ăn ngon như thế nào?
Chuyên gia Diệu Thảo: Theo tôi, món ăn ngon phải phù hợp khẩu vị, tâm trạng và sức khỏe của thực khách. Về nguyên liệu, món ăn phải được chế biến từ những thực phẩm tươi ngon, hợp vệ sinh và tạo sự ngon miệng không chỉ bằng vị giác mà còn ở thị giác.
Đồng thời, gia vị trong món ăn phải được phối hợp đúng cách, đúng liều lượng và đặc biệt cần gia nhiệt chính xác để làm dậy hương vị đặc trưng của nguyên liệu. Ví dụ, nhiều người nghĩ rau luộc là món ăn dễ thực hiện nhất. Song, thực tế không hẳn vậy, có những tiêu chí đòi hỏi mà món rau sau khi luộc phải đạt được để món ăn ngon hơn. Bạn có thể cho một chút dầu ăn vào nước luộc để rau xanh và bóng bẩy, hấp dẫn hơn. Với món canh rau hay cá kho cũng thế.
Tiếp Thị Gia Đình: Có vẻ như ngoài việc rán xào, dầu ăn còn có nhiều công dụng khác trong bếp. Chị có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?
Chuyên gia Diệu Thảo: Dầu góp phần tạo nên hương vị món ăn, giúp cơ thể dễ hấp thu những vitamin trong thức ăn. Vì thế, đây là nguyên liệu không thể thiếu. Có những người ăn kiêng, không hiểu rõ đã hoàn toàn loại bỏ dầu ăn khỏi thực đơn. Theo tôi, như vậy là không nên. Chính vì vậy, khi chấm điểm món ăn ngon, tôi còn chấm điểm cả trên cách người nấu lựa chọn và sử dụng dầu ăn.
Tiếp Thị Gia Đình: Nói như vậy, chị thường chọn dầu ăn theo tiêu chí nào?
Chuyên gia Diệu Thảo: Tôi chọn dầu ăn dựa trên thành phần nguyên liệu, đặc biệt ưu tiên chọn loại dầu vừa giúp món ăn ngon, vừa lợi ích cho sức khỏe của người dùng.
Mỗi loại dầu có một lợi ích riêng nên tùy vào nhu cầu, sức khỏe của người dùng cũng như đặc điểm món ăn mà tôi lựa chọn loại dầu phù hợp như:
• Dầu gạo có “dưỡng chất vàng” Gamma-Oryzanol giúp đẩy lùi gốc tự do, chống hiện tượng ô-xy hóa hiệu quả gấp 4 lần vitamin E, giúp ngăn ngừa lão hóa, đặc biệt thích hợp với các món rán, xào ở nhiệt độ cao.
• Dầu đậu nành lại tốt cho tim mạch nhờ hàm lượng omega 3, 6, 9 dồi dào. Bên cạnh đó, hợp chất phytosterols có trong dầu đậu nành còn giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, thúc đầy tuần hoàn máu, từ đó ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ bệnh tim mạch và huyết áp.
• Dầu hướng dương có chứa hàm lượng vitamin E cao nhất trong số các loại dầu, giúp chống ô-xy hóa và làm chậm đáng kể quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư.
Đây là ba loại dầu đã được khoa học chứng minh và các chuyên gia, đầu bếp trên thế giới tin dùng. Theo tôi, nên dùng kết hợp ba loại dầu để đạt hiệu quả cao nhất trong việc chăm sóc sức khỏe. Trên thị trường cũng đã có dầu ăn kết hợp từ 3 loại dầu này, vừa là sản phẩm vượt trội về chất lượng vừa mang đến sự tiện lợi, có thể sử dụng cho nhiều loại món ăn như rán, xào, nướng bánh, trộn salad, đánh sốt đáp ứng nhu cầu làm bếp.
Tiếp Thị Gia Đình: Rất cảm ơn chị về những chia sẻ quý báu này.
Tiếp Thị Gia Đình