Bốn điều bạn nên làm để tránh bị tấn công mạng

Khi nghe nói đến những vụ hack hay tấn công mạng, có lẽ nhiều người trong số chúng ta sẽ cảm thấy bất lực và hoàn toàn mất kiểm soát. Ấy thế nhưng, bạn có biết có rất nhiều điều bạn dễ dàng làm theo để bảo vệ bản thân và dữ liệu của mình?

Có rất nhiều điều bạn có thể làm theo để tránh bị tấn công mạng − Ảnh minh họa

Cục Tín hiệu Quốc phòng Úc (ASD), một cơ quan tình báo thuộc Chính phủ Úc đã đưa ra những lời khuyên căn bản, còn gọi là “Top bốn chiến thuật làm giảm nguy cơ tấn công mạng” để giúp bạn phòng tránh nguy cơ bị tin tặc tấn công.

Quản lý rủi ro

Đầu tiên, chúng ra cần phải thừa nhận, không có gì gọi là an ninh tuyệt đối. Điều này tuy nghe có vẻ vô vọng nhưng lại đúng trong mọi trường hợp quản lý rủi ro; một vài rủi ro không thể làm giảm nhẹ hoàn toàn được.

Tuy nhiên, có một vài biện pháp thận trọng mà bạn có thể áp dụng để khiến những rủi ro đó dễ quản lý hơn. Hãy coi an ninh mạng như một sự mở rộng của công tác quản lý rủi ro truyền thống. Bản báo cáo do CERT (Australia) công bố cho thấy, 61% các tổ chức tại Úc không liệt kê tấn công mạng trong danh sách các rủi ro cần phòng ngừa.

Kết quả thống kê của ASD cũng cho biết, phần lớn các vụ tấn công mạng không hề quá tinh vi và có thể ngăn ngừa được bằng các chiến thuật đơn giản. Và chính vì thế, hãy nghĩ tới an ninh mạng như một điều gì đó có thể quản lý được, hơn là phòng ngừa.

Luôn cập nhật

Hãy luôn cập nhật hoá phần mềm, điện thoại và máy tính. Không sử dụng Window XP, bởi Microsoft đã ngừng cung cấp bản cập nhật an ninh cho hệ điều hành cũ này.

Hạn chế tiếp cận

Một quy tắc đơn giản: Không nên có một cổng ra vào duy nhất cho tất cả mọi thứ. Hãy thiết lập đặc quyền dành riêng cho người quản trị trong hệ thống của bạn để mọi người chỉ có thể sử dụng những gì họ được phép. Với những hộ kinh doanh gia đình, điều này có nghĩa là bạn nên có hai chiếc máy tính riêng: một máy của gia đình và một máy dành cho công việc, hoặc không cho người quản trị viên đặc quyền tiếp cận tài khoản của bạn khi bạn vắng mặt. Các công ty cũng có thể cài đặt bộ lọc nội dung web để ngăn chặn việc các nhân viên vô tình nhấp vào mã độc.

Cài đặt chế độ Whitelist

Chế độ Whitelist giúp xác định những chương trình nhất định được phép và không được phép hoạt động. Hầu hết các hệ thống vận hành đều có công cụ Whitelist khá dễ dàng sử dụng. Khi được sử dụng kể hợp với những lời chỉ dẫn kĩ càng, đây sẽ là một công cụ mạnh mẽ để bảo vệ hệ thống mạng.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua