Giải mã cảm xúc để tiến đến thành công

Trong Inside Out, 5 cảm xúc cốt lõi của con người đã được nhân hóa thành 5 nhân vật đáng yêu. Giải mã cảm xúc giúp bạn nắm bắt được tâm lý con người và dễ thành công hơn.

Mỗi nhân vật Vui, Buồn, Giận, SợGớm có một tạo hình khác biệt và nhiệm vụ riêng để đảm bảo cho cô bé Riley luôn vui vẻ, an toàn và sống tốt. Câu chuyện bắt đầu khi Riley chuyển nhà theo bố mẹ đến sống ở vùng đất khác. Đặc trưng tính cách của Riley là vui vẻ, hoạt náo nhưng giờ cô bé trở nên dễ bẳn gắt, khó chịu và buồn bã.

Để xây dựng nên bộ ngũ 5 cảm xúc sống động này, đạo diễn và ê-kíp sản xuất phim Inside Out (Những mảnh ghép cảm xúc) đã tìm hiểu rất nhiều tài liệu khoa học về cảm xúc. Việc tạo hình nhân vật cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng và đầu tư rất nhiều thời gian xây dựng.

20151012-giai-ma-5 cam-xuc-01

Mời bạn cùng tìm hiểu về 5 cảm xúc này qua góc nhìn khoa học.

GIẬN (ANGER)

20151012-giai-ma-5 cam-xuc-trong-phim-hoat-hinh-inside-out-anger
Nhân vật Giận có tạo hình khá đặc trưng với tay chân rất ngắn. Điều này tạo cảm giác anh chàng này luôn khó chịu, bực dọc và sẵn sàng bùng nổ.

Nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có 10% cảm xúc giận dữ mang lại kết quả bạo lực, nghĩa là giận dữ không đồng nghĩa với hung hăng. Giận dữ thường sôi lên trong bộ não khi chúng ta đánh giá một tình huống là không công bằng hoặc nếu điều gì đó ngăn chúng ta đạt đến điều mình muốn. Những tương tác giữa người với người khiến chúng ta tích tụ nhiều nộ khí hơn so với các sự cố khách quan như kẹt xe hoặc treo máy.

GỚM (DISGUST)

20151012-giai-ma-5 cam-xuc-03

Trong bản phim tiếng Việt, nhân vật này được gọi là Chảnh Chọe. Với làn da màu xanh lá, lông mi dài, trang điểm ấn tượng và ăn mặc thời trang, Gớm có nhiệm vụ tạo vị thế cho Riley ở trường. Đạo diễn Docter cho biết: “Về cơ thể học, Gớm ngăn chúng ta thu nạp những độc chất. Về xã hội học, Gớm ngăn chúng ta khỏi các mối giao tiếp có hại hoặc hạ thấp giá trị bản thân”.

Ở góc độ tâm lý học, Gớm có mối quan hệ mật thiết với Sợ. Nó mách bảo chúng ta tránh xa những mối đe dọa và các tình huống đáng sợ.

VUI (JOY)

20151012-giai-ma-5 cam-xuc-04

Váy xanh lá, tóc xanh dương, chân trần, tóc tém, mục đích của nhân vật Vui là luôn làm cho Riley cảm thấy phấn chấn. Cô ấy lạc quan, quyết đoán, năng nổ và giỏi xoay sở.

Vui là đặc trưng tính cách của Riley. Nghiên cứu chỉ ra rằng mỗi người có một đặc trưng cảm xúc riêng, tùy thuộc vào cách chúng ta nhìn nhận thế giới và thể hiện bản thân cũng như phản ứng lại những tác động từ người khác.

BUỒN (SADNESS)

20151012-giai-ma-5 cam-xuc-05

Hầu như toàn thân cô nàng là một màu xanh dương. Cơ thể của Buồn giống như một giọt nước mắt, tóc của Buồn cũng “như một dòng thác đang chảy xuống”, trang phục của Buồn làm từ vải len như thể Buồn luôn muốn cuộn tròn trong chăn.

Mãi đến cuối phim, mọi người mới nhận ra vai trò của Buồn. Thỉnh thoảng, bạn hãy cho phép mình thả lỏng để sống với những cảm xúc chân thật. Riley buồn vì gia đình phải chuyển đến nơi khác sống, không còn bạn bè và môi trường thân thuộc. Nếu Riley không buồn là trái tự nhiên, nếu ngăn Riley buồn thì Riley chưa sống trọn vẹn khoảnh khắc ấy để chuyển qua cảm xúc khác được, như vậy Riley sẽ bị mắc kẹt ở đó.

SỢ (FEAR)

20151012-giai-ma-5 cam-xuc-02Các họa sỹ thiết kế đã tạo hình Sợ với đôi mắt mở to quá cỡ. Trang phục của Sợ rất mô phạm nhưng thể nào gặp chuyện, cậu cũng dúm dó ngay. Nhiệm vụ của Sợ là bảo vệ và giữ an toàn cho Riley. Sợ luôn ngó nghiêng để tìm kiếm những mối hiểm họa tiềm tàng và cạm bẫy xung quanh những hoạt động của Riley.

Nỗi sợ giúp giải phóng hormone làm chậm những chức năng không cần thiết như hệ tiêu hóa để sinh tồn và làm sắc bén những chức năng làm tăng cơ hội sống sót như tầm nhìn. Não sẽ làm tăng nhịp tim để máu có thể chảy trong hệ cơ nhanh hơn nhằm cung cấp năng lượng cho việc bỏ chạy hay chống cự. Khi nỗi sợ xâm chiếm, tính chi tiết cũng được phân tích rạch ròi hơn.

GIẢI MÃ CẢM XÚC ĐỂ THÀNH CÔNG

20151012-giai-ma-5 cam-xuc-06

SỢ LÀ ĐỘNG LỰC

Nỗi sợ có thể làm cơ thể suy nhược nhưng cũng là động lực để thành công. Thay vì để nỗi sợ hạ gục mình, bạn cần thúc đẩy bản thân hành động nhanh hơn. Ví dụ, khi sắp đến hạn thanh toán tiền nhà và điện nước, bạn sẽ sợ hết tiền mà chi tiêu ít lại. Nên hành động trước khi nỗi sợ nhấn chìm bạn thì đây có thể là động lực tuyệt vời để thúc đẩy bạn thành công. Nỗi sợ cũng có thể thúc đẩy bạn làm việc chăm chỉ hơn và kiếm được nhiều tiền hơn.

TẬN DỤNG NỖI BUỒN

Buồn là một cú hích đưa đến thành công. Nếu bạn buồn vì một thất bại lớn trong quá khứ, bạn sẽ không muốn gặp lại cảm giác này một lần nữa nên sẽ làm mọi cách để thành công vào lần tới. Ngoài ra, nỗi buồn là cảm xúc khiến bạn suy nghĩ và chiêm nghiệm nhiều. Nếu bạn sử dụng quá trình tư duy này để kiến tạo một điều gì đó, bạn sẽ dễ thành công. Hãy nghĩ nhiều đến những gì bạn đã làm tốt trước đây và tập trung vào việc bạn đã cải thiện thế nào khi có được một cơ hội khác.

GIẬN DỮ CŨNG TÍCH CỰC

Giận dữ dễ khiến bạn đạp đổ nhưng cũng khiến bạn phán xét tốt hơn. Nếu được kiểm soát tốt, nó có thể tạo hiệu ứng tốt. Ví dụ, nếu đồng nghiệp hoặc ai đó công kích bạn hoặc làm bạn có nguy cơ mất khách hàng, thay vì nổi cơn thịnh nộ ở công ty hoặc ở nhà, bạn nên biến cơn giận thành quyết tâm chứng tỏ bản thân.

VUI THẮP SÁNG CUỘC SỐNG

Có lẽ bạn từng nghe rằng hãy đi theo tiếng gọi của hạnh phúc. Hạnh phúc xuất phát từ chính mình nhiều hơn ngoại cảnh. Bạn nên làm theo những đam mê của mình và chính sự thích thú với những gì đang làm sẽ giúp bạn gặt hái thành công. Khi làm những gì mình yêu thích, bạn sẽ không thấy thời gian trôi qua vô vị.

Mục Sống đẹp – Tâm lý / Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua