10 bước giúp bạn ngừng la hét con

Bạn nghĩ rằng khi con trẻ không ngoan, cha mẹ phải uốn nắn hành vi của chúng. Không hẳn như thế, đôi khi vấn đề lại xuất phát từ cha mẹ

Hãy tin rằng bạn có thể dạy con vâng lời mà không cần la hét con

Khi nghe ai đó la hét con trẻ, bạn cho rằng đó là phương pháp sai lầm để dạy trẻ. Chắc chắn bạn cũng không bao giờ muốn mình trở thành “bà la sát” dữ tợn như thế. Song con trẻ cứ không ngừng làm bạn mất kiềm chế và có vẻ như nếu bạn không hét lên thì con trẻ sẽ không nghe lời. Trong những tình huống như thế, đâu là cách xử lý tốt nhất?


20151007_mevacon_muoi buoc khien me ngung la het con 3

LA HÉT CÓ HIỆU QUẢ

Có bậc cha mẹ lý luận rằng phải la hét con để dạy dỗ con. Cho dù có la hét, đó cũng là vì cha mẹ yêu thương con. Song đó là cách nghĩ không đúng. Tiếng la hét khiến con trẻ sợ hãi và khó gần gũi bạn. Khi mẹ la hét, con sẽ rơi và trạng thái sợ hãi, nảy sinh ý nghĩ “chạy trốn hoặc đánh trả”. Và trẻ cũng khó tiếp thu những dạy dỗ của bạn. Chưa kể, nếu bạn cứ la hét, trẻ sẽ có thói quen chỉ làm khi chúng ta bắt đầu hét lên. Ngoài ra, trẻ cũng có xu hướng la hét lại với cha mẹ và những người xung quanh.

Việc bạn la hét thường xuyên lâu dần sẽ mất tác dụng, khiến trẻ xem đó là bình thường và ngày càng xem nhẹ lời nói của bạn. Chúng cũng khó nhận ra sai phạm của mình và không có ý muốn sửa đổi. Như vậy, bạn hãy dừng việc hét lên: “Con có thôi đi không?”, bởi chính con trẻ cũng đang muốn nói: “Mẹ làm ơn thôi la hét đi”.

20151007_mevacon_muoi buoc giup ban ngung la het con 4

ĐỂ THÔI LA HÉT CON, THỊ UY VỚI TRẺ

1. Hứa với con: “Mẹ con mình sẽ nói chuyện thật tử tế với nhau”. Đây là cách cho con thấy bạn luôn biết kiểm soát cảm xúc và thấu hiểu. Bạn và con có thể phạm lỗi, nhưng bạn luôn muốn cùng con trao đổi để cải thiện tốt hơn.

2. Bạn phải công nhận điều ưu tiên khi trẻ cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt, cụ thể như bé ít la hét và chống đối. Thái độ quan tâm, dịu dàng khi cùng con giải quyết vấn đề sẽ là sức mạnh vô hình để bé kính phục cha mẹ. Từ đó, bé sẽ có thái độ sống tích cực và biết nghe lời hơn.

3. Nhớ rằng con là trẻ nhỏ, có thể sai lầm, không thể hành xử đúng đắn như một người lớn. Con đang học hỏi để hoàn thiện bản thân và không thích bị điều khiển.

4. Hãy gạt những bực bội, khó chịu trong cuộc sống khi ở bên con trẻ. Con không phải là nơi để bạn trút giận.

5. Thể hiện sự đồng cảm của bạn với cảm xúc của con. Nếu con bảo: “Mệt quá”, bạn đừng phản đối: “Con có làm gì đâu mà mệt”. Hãy gợi ý để con trẻ thoải mái chia sẻ cảm xúc, kể cả cảm xúc tiêu cực như buồn bực và khó chịu

6. Đặt mình vào vị trí của con. Khi cảm thấy cha mẹ cùng phe với mình, trẻ sẽ cư xử đúng mực hơn là cố chống đối bạn.

7. Khi bạn bắt đầu nổi giận, hãy cố gắng dừng lại. Đừng nói gì, làm gì, hay ra quyết định gì cả. Nếu bạn bắt đầu hét, hãy ngưng lại ngay khi có thể.

8. Thay đổi không gian: Nếu bắt đầu nóng giận với trẻ, bạn hãy đổi không gian như ra ban-công, sang phòng khác. Cứ khóc nếu bạn muốn, đằng sau sự giận dữ là sợ hãi, nỗi buồn hay thất vọng. Khi bạn đã giải tỏa được cảm xúc, giận dữ sẽ nguội xuống.

9. Nghĩ về điều tốt đẹp: Hãy nghĩ về việc bạn muốn là bà mẹ tốt, một phụ nữ dịu dàng và điềm tĩnh, gia đình vui vẻ.

10. Khi đã nguôi giận: Bạn hãy gặp con và hành xử theo hướng tốt. Bạn có thể xin lỗi và nói chuyện điềm tĩnh với con, dịu dàng mà kiên quyết bảo con thực hiện lại việc trước đó bạn đã yêu cầu. Sau đó, bạn và con có thể cùng làm một việc nào đó.

Quản lý cảm xúc và thôi la hét con là một việc không dễ, bạn hãy kiên trì cho đến khi thực hiện được điều đó. Chỉ cần có quyết tâm, dần dần bạn sẽ thôi la hét. Từ đó, con trẻ cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt, cụ thể như bé ít la hét và chống đối. Thái độ quan tâm, dịu dàng khi cùng con giải quyết vấn đề sẽ là sức mạnh vô hình để bé kính phục cha mẹ. Từ đó, bé sẽ có thái độ sống tích cực và biết nghe lời hơn.

20151007_mevacon_muoi buoc giup ban ngung la het con 6

Trao cho con tình yêu mật ngọt

• Con trẻ luôn hào hứng thực hiện các thông điệp tích cực. Thay vì bực dọc nói: “Hãy im lặng”, bạn dịu dàng bảo: “Mình hãy nói nhỏ thôi”.

• Bạn bày tỏ tình yêu thương với con, nói cho con biết bạn yêu bé, đồng thời hãy bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ và chăm sóc con trẻ một cách chu đáo.

Mục Mẹ & Con − Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua