Ngoài tăng cường sức đề kháng và ngừa ung thư, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra chất allicin trong tỏi có khả năng giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt nên có khả năng phòng nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và đột qụy. Vì vậy, để phát huy hết công dụng của tỏi, bạn hãy tránh những cách ăn tỏi chưa đúng cách sau đây.
GIÃ TỎI VÀ CHO VÀO CHẾ BIẾN NGAY
Đây là cách nhiều người thường làm. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến allicin có trong tỏi chưa đủ thời gian để sản xuất tối đa. Do đó, bạn hãy giã tỏi thật nát, để yên 10-15 phút trước khi dùng chế biến.
NẤU TỎI QUÁ CHÍN
Khi nấu món ăn có tỏi, nhiệt độ sẽ phá hủy allicin. Để giữ allicin, bạn nên xào thực phẩm trước rồi mới cho tỏi vào. Nếu thích mùi tỏi phi, bạn có thể phi thơm chỉ một ít tỏi và phần còn lại sẽ cho vào món ăn lúc gần tắt bếp. Cách ăn tỏi tốt nhất là ăn sống.
DÙNG QUÁ ÍT TỎI
Bạn đã ăn tỏi, những vẫn bị bệnh? Có thể bạn đã ăn tỏi qúa ít. Khi muốn tăng cường sức đề kháng, mỗi ngày bạn nên ăn tỏi hai lần, mỗi lần khoảng 2-3 tép tỏi trung bình.
THÍCH MUA TỎ SẤY KHÔ, CHẾ BẾN SẴN ĐÓNG CHAI
Dùng tỏi này tiện lợi nhưng đồng nghĩa với việc rất nhiều chất chống o-xy hóa, chất khàng khuẩn, kháng nấm đã bị tiêu diệt hoặc gỉam bớt hiệu qủa. Do đó bạn hãy ăn tỏi tươi thay tỏi sấy.
QUÊN BỔ SUNG VI KHUẨN CÓ LỢI KHI DÙNG TỎI
Tỏi có tác dụng kháng sinh nên khi ăn nhiều tỏi có thể làm tiêu hao vi khuẩn tốt trong đường ruột. Do đó, bạn nên ăn bổ sung các thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, dưa bắp cải, dưa cải chua, kim chi để cân bằng hệ vi khuẩn ở đường ruột.
ĐÃ DỊ ỨNG LÀ “TỪ MẶT” TỎI”
Nếu dị dị ứng với tỏi (nổi ẩn đỏ, tiêu chảy), bạn hãy nấu chín tỏi trước khi ăn. Dù cách này làm giảm dưỡng chất nhưng nhiệt sẽ phân hủy các protein gây dị ứng trong tỏi nên an toàn cho bạn.
SỢ ĂN TỎI VÌ SỢ HÔI
Sau khi ăn tỏi, hơi thở và mồ hôi có mùi khó chịu. Đó là do hợp chất allyl methyl sulphide trong tỏi không bị phá vỡ khi tiêu hóa à vào hơi thở, mồ hôi. Để thổi bay mùi, bạn hãy ăn táo, uống nước chanh, sữa.
CÓ CẦN THẬN TRỌNG VỚI TỎI?
Tỏi có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, làm giảm huyết áp. Do đó, nếu có bệnh đường tiêu hóa, huyết áp thấp, bạn ăn thật ít tỏi và xem phản ứng của cơ thể.
3 Cách sử dụng tỏi hay
Chứa bệnh phế quản: Nếu bị bệnh liên quan đến phế quản, bạn lấy 200g tỏi tươi, lột vỏ, giã nhỏ, để khoảng 15 phút. Đổ khoảng 1 lít nước vào nồi đun sôi, thêm 700g đường khuấy tan, cuối cùng cho tỏi vào, tắt bếp. Mỗi ngày bạn uống 3 thìa súp dung dịch vừa nấu.
Làm dầu tỏi: Để tốt cho sức khỏe, bạn có thể chế biến dầu tỏi bằng cách: lấy 6 tép đến 1 củ tỏi và 1 bát dầu ô-liu. Tỏi lột vỏ, đập giập để vài phút. Đổ dầu lên chảo, đặt lên bếp vặn lửa vừa, cho tỏi vào xào 3—5 phút. Nếu thấy tỏi cháy, giảm lửa. Khi dầu sôi lăn tăn, bạn tắt bếp. Lược dầu qua rây. Với tỏi, bạn cho vào món ăn phù hợp, còn dầu thì chờ nguội cất vào tủ lạnh dùng trong một tuần.
Làm trà tỏi: Giã nát 4 tép tỏi lớn, để khoảng 10—15 phút rồi đổ 250ml nước sôi vào tỏi, đậy nắp, chờ 5—10 phút. Thêm nước cốt 1/2 quả chanh tươi, 1 thìa súp giấm táo, mật ong. Bạn uống nóng, ăn hết cả bã tỏi.
Mục Home – Bí quyết / Tiếp Thị Gia Đình