“Siêu nguyệt thực toàn phần” xảy ra khi siêu mặt trăng kết hợp với nguyệt thực toàn phần
“Siêu nguyệt thực toàn phần” là một hiện tượng xảy ra khi có sự kết hợp của cả 2 yếu tố: siêu mặt trăng và nguyệt thực toàn phần.
Siêu mặt trăng xuất hiện khi trăng ở gần nhất trong quỹ đạo của nó với trái đất. Vào thời điểm này, mặt trăng cũng sẽ trông lớn hơn bình thường từ 7-8%.
Nếu bình thường khoảng cách trung bình giữa mặt trăng và trái đất là 405.000km thì vào ngày này, khoảng cách đó được rút ngắn lại chỉ còn 363.000km mà thôi.
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần khiến cho mặt trăng chuyển sang màu đồng đỏ, hay còn gọi là “siêu trăng máu” đã được quan sát thấy ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Tây Phi và Tây Âu.
Theo các nhà khoa học, “Khi kết hợp siêu trăng và nguyệt thực toàn phần, mặt trăng bị che khuất do nằm giữa mặt trời và trái đất, chúng ta có siêu nguyệt thực toàn phần. Đây là một sự kiện hiếm khi xảy ra”.
Trong lịch sử, tính từ đầu thế kỷ XX, thế giới mới chỉ ghi nhận 5 lần có “siêu nguyệt thực toàn phần” theo chu kỳ 18 năm, đó là vào các năm 1910, 1928, 1946, 1964 và 1982.
Mặc dù một vài người quan sát chứng kiến hiện tượng này với nỗi sợ hãi, sự kiện “siêu nguyệt thực toàn phần” vẫn được chào đón với hàng loạt các lễ kỷ niệm.
Ông Mark Hammergren, một nhà thiên văn học làm việc tại Đài quan sát thiên văn Alder bang Chicago cho biết: “Đó là một cảnh tượng đẹp của bầu trời đêm. Nó đã kết nối chúng ta với vũ trụ rộng lớn, nó cho chúng ta thấy một bức tranh to lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta chỉ quan sát được trong cuộc sống đời thường”.
Một số hình ảnh của hiện tượng “Siêu nguyệt thực toàn phần”
Tiếp Thị Gia Đình