Cần lưu ý điều gì khi giao tiếp với cấp trên?

Bạn cảm thấy không thoải mái khi giao tiếp với cấp trên và luôn ở thế bị động? Tạo năm thói quen dưới đây để gần gũi với sếp hơn nhé!

Một trong những yếu tố cơ bản để có môi trường làm việc tích cực, thoải mái là bạn phải có mối quan hệ hòa hảo với cấp trên. Mối quan hệ này tốt đẹp ra sao đều dựa vào kỹ năng giao tiếp của bạn. Kỳ này, Tiếp Thị Gia Đình mách bạn năm điều cơ bản khi giao tiếp với cấp trên để luôn tạo được thiện cảm.

1. BIẾT LẮNG NGHE

giao-tie-voi-cap-tren-1

Nguyên tắc vàng trong giao tiếp là biết lắng nghe. Thay vì cứ phải suy nghĩ về việc mình sẽ nói gì khi họp hay gặp cấp trên, bạn nên chú ý lắng nghe những gì sếp nói. Kỹ năng nghe tốt sẽ giúp bạn hiểu những gì cấp trên muốn.

Hãy luôn có một cuốn sổ nhỏ ghi chép lại những điều cần thiết hay những điều cấp trên dặn dò. Sau đó, bạn nên thực hiện đúng yêu cầu của sếp. Hạn chế việc hỏi đi hỏi lại cùng một vấn đề sẽ khiến cấp trên đánh giá năng lực của bạn.

2. CÁCH GIAO TIẾP

giao-tiep-voi-cap-tren-2

Chìa khóa để giao tiếp với cấp trên thành công là bạn phải biết sếp muốn gì, thích nói chuyện như thế nào. Bạn nên chú ý đến cách giao tiếp của sếp với mọi người, với đối tác… Chẳng hạn cấp trên thích nói chuyện về công việc qua e-mail, điện thoại thay vì nói trực tiếp.

Cố gắng tìm hiểu xem cấp trên của bạn thích nói về chi tiết, cụ thể từng vấn đề hay chỉ muốn tóm lược nội dung chính để áp dụng cho phù hợp. Khi cấp trên giao việc, nếu bạn không rõ vấn đề gì, hãy mạnh dạn hỏi và ghi nhớ.

3. NGẮN GỌN

Cấp trên thường mang nhiều trọng trách và rất bận rộn. Vì thế, đừng cố gắng liên lạc khi quản lý của bạn đang bận hoặc đang giải quyết việc khẩn. Nếu điều bạn muốn nói thực sự quan trọng, hãy trình bày ngắn gọn và súc tích.

Nếu muốn thỏa thuận về vấn đề cá nhân như lương bổng, hãy đặt cuộc hẹn vào những ngày cấp trên không quá bận.

4. KHÔNG ĐỂ CẢM XÚC LẤN ÁT

giao-tiep-voi-cap-tren

Môi trường công sở là nơi không nên để cảm xúc lấn át. Vì vậy, dù là vấn đề gì, bạn cũng đừng bực tức hay ủy mị khi nói chuyện với cấp trên. Hãy duy trì cách nói và cường độ giọng nói vừa đủ nghe.

Nếu có vấn đề bạn bức xúc và muốn trình bày, hãy cố kìm nén và đợi đến khi cảm xúc ấy trôi qua. Sau đó, bạn có thể giải bày rõ ràng hơn.

5. KHÔNG NỊNH NỌT THÁI QUÁ

Người xưa có câu: “Nhà giàu yêu kẻ thật thà, nhà quan yêu kẻ vào ra nịnh thần”. Nhiều người nịnh nọt, tâng bốc cấp trên một cách lộ liễu chỉ vì muốn lấy lòng. Tuy nhiên, đôi khi điều đó lại trở nên phản tác dụng đối với những người lãnh đạo khẳng khái, không thích xu nịch.

Ai cũng thích khi được khen ngợi và tôn trọng, nhưng phải ở một chừng mực nào đó và xuất phát từ tấm lòng. Một lời khen thật lòng có giá trị hơn 1.000 lời xu nịnh.

7 CÁCH ĐỂ CẤP TRÊN YÊU QUÝ BẠN

1. Cùng chí hướng và mục đích với cấp trên.

2. Chú ý đến các câu hỏi của cấp trên để biết sếp quan tâm đến điều gì.

3. Đừng hỏi bạn cần làm gì mà nên đưa ra giải pháp cho vấn đề.

4. Chịu trách nhiệm cho những sai sót của mình.

5. Chú tâm vào những gì bạn có thể kiểm soát và làm tốt, tránh “ôm rơm nặng bụng”.

6. Không để cái tôi cá nhân quá lớn.

7. Lắng nghe phản hồi của cấp trên một cách cởi mở, không gây hấn.

Mục Kỹ năng sống / Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua