Hoạt động ngoài trời giúp tăng thị lực, giảm nguy cơ cận thị ở trẻ – Ảnh: Internet
Nghiên cứu của họ cũng đã chỉ ra rằng: trẻ em cần phải có sự cân bằng giữa các hoạt động khiến tầm nhìn của trẻ bị bó hẹp, như đọc sách, với các hoạt động khác sử dụng tầm nhìn xa.
Tiến sỹ Mingguang He cùng các đồng nghiệp của mình đã tiến hành nghiên cứu trên 12 trường tiểu học ở Trung Quốc trong vòng 3 năm. 6/12 trường tiểu học được yêu cầu lồng ghép các hoạt động vui chơi ngoài trời bắt buộc trong thời khóa biểu với thời gian quy định là 40 phút mỗi ngày. Trong khi đó, 6 trường còn lại vẫn sử dụng thời khóa biểu với các tiết học diễn ra đều đặn bình thường.
Tiếp đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra dấu hiệu cận thị của các em học sinh. Tại thời điểm nghiên cứu bắt đầu, chỉ có chưa đầy 2% trẻ ở mỗi nhóm mắc bệnh cận thị.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình nghiên cứu, 259 trên tổng số 853 trẻ (30%) trong nhóm can thiệp và 287 trên tổng số 726 trẻ (40%) trong nhóm kiểm soát đã bị đánh giá mắc bệnh cận thị, với tật khúc xạ ít nhất là 0.5 đi-ốp khi kiểm tra mắt.
Theo các nhà nghiên cứu, tỷ lệ phần trăm chênh lệch tuy không lớn nhưng lại có vai trò quan trọng. Họ cho biết: “Tỷ lệ chênh lệch này rất quan trọng về mặt lâm sàng, bởi các triệu chứng cận thị của trẻ ngay từ khi còn bé sẽ dễ dàng phát triển lên mức độ cao hơn và làm tăng nguy cơ các bệnh về mắt. Bởi vậy, việc trì hoãn các chiệu trứng cận thị ban đầu ở trẻ nhỏ sẽ có thể mang lại nhiều lợi ích cho thị lực của các em về mặt lâu dài”.
Vì vậy, thay vì chỉ để trẻ quanh quẩn trong nhà, ngoài giờ học, bạn nên đưa con đi dã ngoại hay công viên nhiều hơn để giúp trẻ giảm nguy cơ cận thị nhé.
Tiếp Thị Gia Đình