Bạn có chiếc thớt được làm từ gỗ quý? Trước khi sử dụng lần đầu, bạn nên hòa nước với muối theo tỷ lệ 1 muối, 3 nước.
Ví dụ, nếu dùng 1.500ml nước, bạn cần 500g muối. Ngâm thớt gỗ trong hỗn hợp này khoảng một tuần rồi sau đó đem phơi ở nơi khô thoáng. Điều này giúp thớt có đủ độ ẩm, không bị rạn nứt về sau.
Ngoài ra, sau khi sử dụng, để thớt không bị mùn hay có mùi, bạn nên chà rửa thớt bằng một ít nước rửa bát hoặc chanh tươi. Sau đó, bạn lau khô và treo thớt ở nơi khô thoáng để ngăn ngừa nấm mốc.
Mùn và những vùng đen trên thớt chính là các ổ vi trùng còn lại sau mỗi lần bạn sử dụng. Dù bạn đã rửa sạch bằng nước, trong các vết cắt trên bề mặt thớt, vi khuẩn vẫn tồn tại và phát triển. Trong ổ vi khuẩn đó có một số loại dễ gây bệnh như salmonella gây viêm dạ dày, ruột, sốt thương hàn và Ecoli gây tiêu chảy.
Để tránh nhiễm bệnh, ngoài cách vệ sinh thông thường, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng thớt thích hợp với mục đích và từng nhóm thực phẩm khác nhau.
Mục Home – Bí quyết