Cây chùm ngây: Thần dược chữa bách bệnh

Chùm ngây là loại cây phổ biến, thường được trồng làm hàng rào quanh nhà. Ở mỗi quốc gia, loại cây này được gọi bằng nhiều cái tên như cây kỳ quan, cây độ sinh hay cây vạn năng

Cây chùm ngây thuộc loài thân gỗ, cho thu hoạch lá, hoa, quả, hạt hàng năm. Không chỉ dùng làm rau ăn, từ hàng ngàn năm nay, người dân tại Ý, Hy Lạp, Ấn Độ, Thái Lan đã sử dụng chùm ngây như một vị thuốc phòng ngừa cảm cúm, bảo vệ gan, tim và ngăn ngừa khối u. Mỗi bộ phận của cây đều có hàm lượng dinh dưỡng cao và chứa nhiều hợp chất quý, có tác dụng chữa bệnh.

TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Cây chùm ngây chứa tới hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp bao gồm: 6 loại khoáng chất, 18 loại a-xít amin, 46 chất chống ô-xy hóa, các chất chống viêm nhiễm, có khả năng ngăn ngừa khối u…

Trong 100g lá chùm ngây tươi có 1,4g chất béo; 9,4g protein, 378 μg vitamin A; 51,7g vitamin C, 185 mg can-xi. Nhờ vậy chùm ngây trở thành một trong những loại cây có giá trị dinh dưỡng cao của thế kỷ XXI. Hàm lượng protein và vitamin của chùm ngây cao gấp nhiều lần những thực phẩm được đánh giá là bổ dưỡng nhất như sữa, thịt nạc, cam, chuối…

Chỉ cần ăn 20g lá chùm ngây tươi hàng ngày, bạn đã được cung cấp tới 90% can-xi, 100% vitamin C và A, 15% chất sắt, 10% chất đạm cho các bé 2–3 tuổi. Ở người lớn, 100g lá tươi là đủ bổ sung can-xi, vitamin C, A, sắt, đồng và các vitamin B cần thiết trong ngày.

TÍNH VỊ, TÁC DỤNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN

20150805-Moringa-leaves-cay-chum-ngay-03
Lá của cây chùm ngây: giúp tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hóa. Dùng thường xuyên có thể phòng tránh các bệnh xơ nang, thoái hóa điểm vàng ở mắt và ung thư.

Quả, hạt và nhựa cây: có tác dụng như một loại thuốc làm dịu các cơn đau nhẹ. Dùng để chữa chứng đau khớp, đau răng và đau tai.

Rễ cây: Rễ chùm ngâm rượu, dùng trong trường hợp người bệnh bị ngất, choáng váng, suy nhược thần kinh và đầy hơi.

CÁC BÀI THUỐC

• Dùng cho trẻ em suy dinh dưỡng: 20g lá chùm ngây tươi nấu canh hoặc 10g bột lá chùm ngây pha với nước uống hàng ngày.

• Phục hồi sức khỏe cho người ốm: 100g lá chùm ngây tươi, 100g thịt nạc băm nhỏ, nấu thành canh, chia làm hai bữa ăn trong ngày đến khi hồi phục. Lưu ý, tránh đun canh lá chùm ngây lâu trong nhiệt độ cao vì sẽ làm hao hụt các dưỡng chất.

Hỗ trợ tiêu hóa, ngừa cảm cúm: 150g lá chùm ngây non trộn với dầu giấm, muối, tiêu, đường, dùng như món salad.

• Phòng ngừa loãng xương: 50g lá chùm ngây khô, tán thành bột mịn, pha nước ấm, uống thay trà hàng ngày.

20150805-Moringa-leaves-cay-chum-ngay-04
Ổn định huyết áp và đường huyết, bảo vệ gan: 150g lá chùm ngây non rửa sạch, cho thêm 300ml nước lọc, giã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố xay, vắt lấy nước cốt. Khi uống, cho thêm 20ml mật ong, chia thành ba lần, uống trong ngày.

• Chữa đau dạ con ở phụ nữ sau sinh: 100g rễ chùm ngây rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Cho rễ cây lên chảo, sao cho rễ vàng, hạ thổ. Dùng khoảng 250ml nước, sắc rễ cây đến khi còn 150ml, chia làm hai lần, uống lúc đói.

• Chữa đau răng: 100g rễ chùm ngây, hãm trong 250ml nước đun sôi để ngậm súc miệng mỗi ngày.

• Chữa mọn nhọt, sưng vết thương: Bạn lấy 50g lá chùm ngây đem giã nát rồi đắp lên vết thương.

20150805-Moringa-leaves-re-cay-chum-ngay

Mục Sức khỏe/Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua