Chuẩn bị tâm lý trước khi muốn nhận con nuôi

Nhiều trẻ mồ côi, bị bỏ rơi mơ về một gia đình thì cũng có không ít người lớn ước ao về một đứa trẻ

Cha mẹ là người dành cả đời mình để nuôi dạy trẻ (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Phim The Blind Side dựa trên chuyện có thật về cậu bé da màu được một gia đình người Mỹ nhận nuôi đã làm nhiều người xem rơi nước mắt. Thật vậy, một tình cảm chân thành sẽ gặp một tình cảm yêu thương thật sự.

Theo số liệu thống kê, vô sinh là lý do chính khiến nhiều cặp vợ chồng quyết định nhận con nuôi. Trong số những người nhận con nuôi, cũng có bạn muốn duy trì cuộc sống độc thân nhưng lại sợ cảm giác cô đơn nên mơ về một đứa con kháu khỉnh. Hay đơn giản hơn, có nhiều bạn muốn giúp cho trẻ mồ côi một mái nhà hoặc thích gia đình có nhiều con trẻ.

Con nuôi sẽ gắn bó vĩnh viễn với đời bạn, chứ không phải chỉ là lòng thương xót thoáng qua. Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ nhé.

TỰ HỎI TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH NHẬN CON NUÔI

20150902-ban-muon-nhan-con-nuoi-questionVì sao tôi muốn nhận con nuôi?

Tôi đã sẵn sàng về tâm lý, kinh tế, kiến thức làm cha mẹ nuôi chưa?

Nếu đã gặp được con nuôi tương lai, bạn cần thỏa mãn các câu hỏi sau:

– Cha mẹ ruột của bé là ai? (nếu không rõ hết thì chỉ cần một ít thông tin quê quán, nghề nghiệp, lý do không nuôi trẻ).

Bạn có thật sự thích thú, dễ chịu khi mới gặp trẻ?

Trong tương lai, bạn sẽ làm gì nếu trẻ muốn tìm cha mẹ ruột?

VƯỢT CHƯỚNG NGẠI

Những câu hỏi trên là cách bạn tự vấn về sự chuẩn bị nhận con nuôi. Song, không dừng lại ở đó, các chuyên gia cho rằng dưới đây là ba vấn đề nhiều người lo lắng nhất, bạn cần giải tỏa tâm lý khi nhận con nuôi.

20150902-ban-muon-nhan-con-nuoi-adn

Nhiều định kiến cho rằng tính di truyền có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến tình cảm và tính cách của trẻ. Song kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các trường hợp, tương lai và lối sống của con nuôi còn phụ thuộc vào chính gia đình bạn. Bạn cho con thấm nhuần những giá trị tốt đẹp bằng cách nuôi dạy chúng thành người có đạo đức, biết tôn trọng những giá trị mà bạn mong muốn và trở thành người có ích trong tương lai. Điều này hoàn toàn có thể thành hiện thực nếu bạn cho chúng lớn lên trong gia đình có đầy đủ tình thương yêu, sự hỗ trợ, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.

20150902-ban-muon-nhan-con-nuoi-Mother-and-baby

Trẻ gặp cha mẹ nuôi tốt như chim non chắp cánh phượng hoàng (Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ)

Lo ngại con nuôi sẽ không yêu thương mình thật sự. Bobi J.Miller, tiến sỹ tâm lý tại Đại học Saint Louis, cho biết: “Cần có một quá trình xây dựng quan hệ giữa bạn và bé”. Ban đầu, bạn mất vài ngày hoặc vài tuần để làm quen với cách chăm sóc bé. Trong trường hợp hiếm hoi, một số bé tự ái, lo lắng hoặc chưa biết cách điều chỉnh cảm xúc sẽ chống đối và không thích nghi. Bạn hãy nói chuyện với con nhiều hơn nữa để bé thấy an toàn. Đặc biệt, bạn cần chia sẻ những kế hoạch lâu dài với con để bé thấy bạn rất muốn gắn bó.

20150902-ban-muon-nhan-con-nuoi-baby

Một lúc nào đó khi biết chỉ là con nuôi, trẻ sẽ hoang mang về xuất thân của mình. Rita Taddonio, nhân viên công tác xã hội ở New York, nói: Ngay từ lúc trẻ 5–6 tuổi, bạn nhấn mạnh với con về các cách để xây dựng một gia đình yêu thương, có trách nhiệm suốt đời với nhau. Ví dụ khi lớn lên, nam và nữ không phải họ hàng nhưng sẽ trở thành gia đình, sống gắn bó, trung thành suốt đời thông qua kết hôn.

Có những người sinh ra con cái rồi trở thành cha mẹ, nhưng cũng có những người trở thành cha mẹ sau khi nhận con nuôi và tình cảm cũng sâu sắc như thế. Khi bé lớn hơn, bạn có thể bắt đầu liên kết bé với gia đình ruột, ví dụ: “Có lẽ con được thừa hưởng giọng hát hay từ mẹ đã sinh ra con”. Việc bình thường hóa chủ đề này sẽ giúp con hiểu con có thể chia sẻ với bạn mọi vấn đề, ngay cả vấn đề nguồn cội.

Mục Mẹ và con/Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua