Nhiều người cho rằng ho đàm là bệnh thông thường, không cần can thiệp. Thực tế, với trẻ em, do chưa biết cách khạc đàm ra ngoài mà hay nuốt vào trong sẽ làm đàm vướng ở cổ. Đàm nhớt ứ đọng khiến trẻ không chịu ăn, quấy khóc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Còn với người lớn, ho có đàm kéo dài sẽ gây khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ và mất tập trung.
Để khắc phục chứng ho đàm, bạn có thể áp dụng các bài thuốc sau:
TÍA TÔ
Tía tô vị cay, tính ôn, có tác dụng giải độc, chữa cảm mạo, giúp tiêu đàm, rất phổ biến trong các đơn thuốc chữa ho đàm. Toàn bộ lá, hạt và cành đều có tác dụng tốt khi bạn bị ho. Nếu dùng lá và hạt, bạn cần 3–10g và nếu là cành, bạn cần lượng nhiều hơn, khoảng 6–20g dưới dạng thuốc sắc, uống trong ngày.
TRẦN BÌ
Là vỏ của quả quýt chín phơi khô, càng để lâu càng quý. Đây là vị thuốc tiêu đàm, chữa chứng không tiêu, nôn mửa.
Để tận dùng vị thuốc này, khi ăn quýt, bạn giữ lại toàn bộ vỏ quýt, đem phơi khô ở nơi sạch. Khi cần, bạn dùng khoảng 12g trần bì, thêm 200ml nước, sắc còn 100ml nước rồi uống dần trong ngày. Có thể thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống.
CÂY CANG MAI
Ở Việt Nam, cang mai thường trồng làm cảnh ở Quảng Trị. Theo Đông y, cang mai có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng khu phong, hoạt huyết, tán ứ, giảm đau. Lá và rễ giúp kháng khuẩn đường hô hấp và làm long đờm.
Trong nhiều đơn thuốc, nhờ hoạt chất Bromhexine có trong cang mai mà loại cây này góp phần điều trị các bệnh như hen suyễn, sốt, táo bón, đau bụng, lao và ho. Hoạt chất này có công dụng làm loãng và giảm độ dính của đàm hiệu quả. Bạn dùng 10–20 ml nước ép lá cang mai mỗi ngày hoặc uống 40–80 ml nước sắc rễ cang mai.
TÂN DƯỢC TRỊ HO LONG ĐÀM
Các loại thảo dược hiệu quả tốt trên bệnh nhẹ hoặc giai đoạn khởi phát và thời gian bệnh nhân phục hồi chậm. Do đó, bạn có thể dùng tân dược để hiệu quả hơn trong điều trị. Đặc biệt là thuốc long đàm có chứa hoạt chất Bromhexine.
Bromhexine là dẫn xuất của cây cang mai, giúp làm tăng sự vận chuyển chất nhầy bằng cách làm giảm độ đặc quánh của chất nhầy và tăng hoạt động các lông chuyển đường hô hấp, giúp việc tống xuất chất nhầy dễ dàng hơn. Trong những trường hợp nặng, bác sỹ có thể chỉ định sử dụng phối hợp Bromhexine với các kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp để giúp tăng hiệu quả chữa bệnh.
KINH NGHIỆM TRỊ HO ĐÀM
Chị P. Trinh, mẹ bé Yahoo, 2 tuổi, chia sẻ: Hễ con bị ho, tôi lại lấy thuốc ho có sẵn cho con uống. Có lần, một bác sỹ kê đơn thuốc cẩn thận hỏi tôi: “Ở nhà còn thuốc ho không? Thuốc đó tên gì?”. Khi tôi trả lời, bác sỹ mới bảo không dùng chung thuốc cho hai kiểu ho khác nhau. Từ đó, tôi mới biết ho khan và ho đàm cần giải pháp riêng. Sau nhiều lần cùng con “vượt“ ho, tôi đã có kinh nghiệm giúp con trị ho đàm:
• Dùng si-rô long đàm vị dâu chứa Bromhexine làm loãng đàm, long đàm hiệu quả nhưng vẫn an toàn. Thuốc chứa Bromhexine, dẫn xuất cây cang mai, từ công ty dược phẩm của Đức, được bán rộng rãi tại các nhà thuốc. Sản phẩm được bào chế dưới dạng thuốc viên nhỏ cho người lớn và si-rô dâu dịu ngọt thích hợp cho trẻ em (có thể dùng cho trẻ dưới 2 tuổi).
• Dùng nước biển sâu để vệ sinh mũi cho con 3 lần/ngày. Cho bé súc miệng với nước muối pha loãng. Chia nhỏ bữa ăn và nấu loãng để con dễ nuốt, không bị nôn ói.
• Lựa chọn các thuốc có nguồn gốc rõ ràng để đạt hiệu quả điều trị tối ưu nhằm bảo vệ gia đình bạn tốt nhất.
Mục Sức khỏe/Tiếp Thị Gia Đình