Ảnh chỉ nhằm mục đích minh họa
Dự đoán về quá trình Tiểu băng hà này do nhóm nghiên cứu của Giáo sư Vatentina Zharkova đến từ Đại học Northumbria ở Đông Bắc nước Anh chia sẻ tại Cuộc gặp gỡ giữa các nhà thiên văn học tuần rồi tại xứ Wales.
Nhóm giáo sư này cho biết họ hiểu về chu kỳ vận hành của Thái dương hệ hơn bao giờ hết, và họ dự đoán rằng hoạt động thường lệ của mặt trời sẽ suy giảm xuống 60% vào khoảng năm 2030 – đưa trái đất vào thời kỳ Tiểu băng hà và thời kỳ này có thể kéo dài trong khoảng một thập kỷ.
Lần gần đây nhất trái đất “ngủ đông” là cách đây 300 năm, trong suốt thời kỳ Tiểu băng hà kéo dài từ năm 1645 đến 1715.
Các nhà khoa học nói rằng sóng từ trường bên trong mặt trời dao động giữa phạm vi bán cầu Nam và bán cầu Bắc, là kết quả của nhiều điều kiện thái dương hệ khác nhau trong một chu kỳ 10 đến 12 năm. Dựa vào dữ liệu này, các nhà khoa học lường trước được hoạt động của mặt trời.
“Kết hợp cả các bước sóng từ trường và so sánh với dữ liệu thực tế từ vòng quay hiện tại của mặt trời, chúng tôi đưa ra được những dự đoán với tỷ lệ chính xác đến 97%”, giáo sư Zharkova cho biết.
Nếu thời kỳ Tiểu băng hà thực sự đến, các nhà khoa học cho biết chúng ta sẽ trải qua một mùa đông vô cùng khắc nghiệt, băng giá đủ để khiến cho những dòng sông lớn như sông Thames ở London cũng đóng băng.
Tiếp Thị Gia Đình