Ảnh mang tính chất minh họa
Chuyên gia dinh dưỡng người Anh Charlotte Watts ví ruột là “bộ não” thứ hai của cơ thể. Dạ dày không chỉ là nơi thức ăn đi vào mà thật sự là trung tâm của tất cả hệ thống trong cơ thể. Sức khỏe của dạ dày ảnh hưởng đến cảm giác và phản ứng lại với căng thẳng.
Hệ tiêu hóa chứa khoảng 100 triệu tế bào, bằng 1/1.000 số lượng tế bào thần kinh trong não. “Bộ não” này không thể tạo ra suy nghĩ, nhưng nó có thể giúp chúng ta cảm nhận. Nếu không lắng nghe giác quan mách bảo, bạn dễ gặp căng thẳng. Vì vậy, bạn cần chăm sóc tốt cho hệ tiêu hóa như có chế độ ăn khoa học, ít chất béo, nhiều rau và trái cây, nghỉ ngơi hợp lý…
CÁC THÓI QUEN ĂN UỐNG GÂY ĐAU DẠ DÀY
− Ăn quá nhanh: Khi ăn quá nhanh, thức ăn chưa kịp bị nghiền nát, nước bọt trong khoang miệng chưa kịp trung hòa với thức ăn, điều này sẽ tăng gánh nặng co bóp cho dạ dày. Hơn nữa, lúc ăn vào, dạ dày chưa kịp truyền tính hiệu cho não bộ và kết quả là dịch trong dạ dày không kịp tiết ra để tiêu hóa thức ăn.
− Ăn trước khi đi ngủ: Khi thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết mà bạn đã đi ngủ, lượng dư thừa sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày. Điều này sẽ dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày. Do đó, nếu muốn ăn hay uống món gì trước khi đi ngủ, bạn cũng nên hết sức lưu ý, cho dù đó là thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa. Thời điểm tốt nhất cho bạn uống sữa là nửa tiếng trước khi nghỉ ngơi.
− Ăn vặt: Nếu ăn vặt quá nhiều, dạ dày lúc nào cũng trong tình trạng phải hoạt động. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến dạ dày mệt mỏi, lâu dần sẽ dẫn tới đau dạ dày.
− Ăn không đúng bữa: Thông thường, nếu bạn ăn đúng vào một khoảng thời gian cố định nào đó, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn và bạn cũng sẽ cảm thấy ngon miệng hơn. Ngược lại, nếu ăn uống vào giờ giấc thất thường không trùng với thời điểm thường lệ, thành dạ dày sẽ co bóp trong tình trạng trống rỗng, lượng a-xít tiết ra sẽ gây hại cho cơ thể.
− Hoạt động ngay sau khi ăn: Khi ăn xong, não sẽ tập trung năng lượng cho dạ dày hoạt động. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chia sẻ năng lượng ấy cho các các động khác, đặc biệt là hoạt động trí óc? Lúc đó, quá trình tiêu hóa sẽ bị gián đoạn. Trái lại, ngủ ngay sau bữa ăn cũng gây hậu quả tương tự do quá trình tiêu hóa bị ngừng trệ.
Mục Sức khỏe/Tiếp Thị Gia Đình