Nạn săn bắt tê giác tràn lan khiến loài động vật này đứng trên bờ vực tuyệt chủng
Loài tê giác đang trên đà tuyệt chủng. Một chiếc sừng tê giác có thể được bán với giá 100.000 đô-la Mỹ (khoảng 2,2 tỷ đồng) ở các nước châu Á như Trung Quốc và Việt Nam. Sở dĩ giá ở khu vực này cao ngất ngưởng là do có nhiều lời đồn thổi cho rằng sừng tê giác có thể chữa bách bệnh, thậm chí cả ung thư.
Rất nhiều người, nhiều tổ chức đã và đang thực hiện nhiều các công tác tuyên truyền để kêu gọi bảo vệ tê giác. Và nay, các nhà khoa học ở Mỹ đã tìm ra kỹ thuật cho phép làm sừng tê giác nhân tạo. Họ đã khởi động chương trình làm sừng tê giác tổng hợp bằng cách tạo ra một loại protein có chứa keratin giống hệt như loại chứa trong sừng tê giác. Sau đó, các nhà khoa học thực hiện kỹ thuật in 3D để tạo hình giống như sừng tê giác thật mà khó có thể nhận ra sự khác biệt.
Nguyên mẫu của chiếc sừng nhân tạo này sẽ được giới thiệu tại sự kiện về công nghệ sinh học ở San Francisco, Mỹ, vào tháng Sáu và dự kiến sản phẩm sẽ ra mắt thị trường vào tháng Chín năm nay. Họ đã ký kết hợp đồng hợp tác với một đối tác thương mại ở Trung Quốc và thực tế đã vượt hơn kỳ vọng đáp ứng được 10-25% về nhu cầu sừng tê giác ở thị trường này.
Mục tiêu lớn nhất của kế hoạch nói trên là nhằm bớt tỷ lệ tội phạm săn bắt tê giác trên toàn thế giới. Hai là nhằm cung cấp một sản phẩm với chất lượng đạt tiêu chuẩn an toàn mà thị trường chợ đen không thể đáp ứng. Tuy nhiên, các nhà bảo tồn thiên nhiên vẫn lo ngại sừng tê giác tổng hợp không thể làm giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác thật.
Tổng hợp