9.000 tàu cá Trung Quốc tràn vào biển Đông

Sau hai tháng thực thi lệnh cấm đánh bắt cá, đúng 12 giờ trưa 1–8, khoảng 9.000 tàu cá Trung Quốc từ tỉnh Hải Nam đã tràn vào biển Đông

Ảnh chỉ nhằm mục đích minh họa

Trước đó, Bắc Kinh đơn phương áp đặt một cách trái phép lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa trên biển Đông từ 16–5 đến 1–8. Trong hai tháng thực thi lệnh cấm đánh bắt cá, Bắc Kinh chỉ cho phép sử dụng dụng cụ câu cá hoặc đánh lưới đơn, nghiêm cấm các loại hình tác nghiệp khác. Phạm vi khu vực biển thực thi lệnh cấm kéo dài từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực biển tiếp giáp giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông (bao gồm Vịnh Bắc Bộ), bao trùm cả quần đảo Hoàng Sa, bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham và vài hòn đảo ở Trường Sa.

Đây là lần thứ 17 liên tiếp, kể từ ần đầu tiên vào năm 1999, Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

Lệnh cấm này nhiều lần cản trở ngư dân Việt Nam nói riêng và các quốc gia trong khu vực nói chung hoạt động đánh bắt trên các ngư trường truyền thống.

Trên thực tế, không hề có bất cứ cái gì được gọi là “lệnh cấm đánh cá” tại biển Đông. Mặc dù là quốc gia tự đặt ra lệnh cấm, nhưng Trung Quốc lại không tuân thủ lệnh cấm này mà còn gửi những tàu cá nhỏ ra để cố ý khiêu khích các bên tranh chấp khác như Nhật Bản, Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam.

Vào tháng 7 năm 2014, một đội tàu đánh cá lớn của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã đến quần đảo Trường Sa ở biển Đông để khám phá nguồn lợi thủy sản.

Quan chức địa phương Hải Nam đang nhắm đến mục tiêu thay đổi trọng tâm ngành công nghiệp đánh cá từ đánh bắt gần bờ đến đánh bắt xa bờ, khuyến khích ngư dân xây dựng tàu thuyền lớn và khám phá những vùng biển sâu. Ước tính, Hoàng Sa là nơi có trữ lượng thủy sản đạt khoảng 5 triệu tấn cá. Với tốc độ và tần suất đánh bắt hiện nay, tổng sản lượng đánh bắt của ngư dân Hải Nam đạt khoảng 80.000 tấn cá mỗi năm. Song, con số này có thể sẽ gia tăng đột biến trong thời gian tới.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua