8 điều có thể bạn chưa biết về Công chúa ngủ trong rừng

Nhìn lại quá trình sản xuất và phát hành bộ phim nổi tiếng Công chúa ngủ trong rừng, có thể những tín đồ của bộ phim sẽ phải ngạc nhiên vì những điều mình chưa từng nghe nói đến

1. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT LÂU DÀI VÀ TỐN KÉM

8-dieu-chua-biet-ve-cong-chua-ngu-trong-rung6

Theo thông tin quảng bá cho việc ra mắt của phim Công chúa ngủ trong rừng năm 1959, bộ phim được hoàn thành trong vòng 6 năm. Thực tế, con số đó vẫn chưa chính xác vì bộ phim chính thức bắt đầu thực hiện vào năm 1951. Đây là một bộ phim tốn kém kinh phí và thời gian với những thiết kế tinh tế và công nghệ phức tạp (chỉ dành cho một phút chiếu của phim). Chính Walt cũng từng xem bộ phim là kiệt tác của mình đã dần mất đi nhiệt tình với bộ phim khi ông bắt đầu tham gia nhiều hơn vào việc xây dựng công viên Disney ở California.

2. LÂU ĐÀI TRONG PHIM ĐƯỢC DÙNG LÀM HÌNH ẢNH QUẢNG BÁ CHO HÃNG DISNEY

8-dieu-chua-biet-ve-cong-chua-ngu-trong-rung2

Disneyland khánh thành vào năm 1955, gần 4 năm trước khi bộ phim Công chúa ngủ trong rừng được công chiếu. Nghĩa là có ít nhất 4 năm, khách tham quan đã phải đặt câu hỏi “Đâu ra cái lâu đài này vậy?”. Phải đến năm 1957, người ta mới lắp đặt một hành lang trưng bày. Ở đó, khách tham quan có thể được xem những trường đoạn không được sử dụng trong phiên bản cuối cùng của bộ phim, giống như những đoạn quay bị cắt.

3. LÀ BỘ PHIM CUỐI CÙNG SỬ DỤNG KỸ THUẬT VẼ TAY TRUYỀN THÔNG TRÊN GIẤY CEL

8-dieu-chua-biet-ve-cong-chua-ngu-trong-rung

Sau bộ phim Công chúa ngủ trong rừng, các phim của Disney đều sử dụng công nghệ vẽ bằng vi tính với phần mềm Xerox giúp rút ngắn thời gian và công sức vẽ tranh, đồng thời tạo điều kiện cho phim hoạt hình có thể được chiếu trên màn ảnh rộng.

4. NHIỀU NHÂN VẬT TRONG PHIM CŨNG CÓ MẶT TRONG BỘ PHIM ROGER SIÊU QUẬY

8-dieu-chua-biet-ve-cong-chua-ngu-trong-rung5

Hình ảnh nhân vật Tiên hắc ám được sử dụng trong một số kịch bản như trò chơi điện tử Kingdom Hearts, các chương trình pháo hoa và dĩ nhiên không thể thiếu bộ phim Tiên hắc ám. Tay sai của Tiên hắc ám, con yêu tinh nhỏ xuất hiện trong Roger siêu quậy ở tập Maroon Cartoon hay con quạ bay lượn trên đầu Roger Rabbit hay Eddie Valiant trong hai tập phim.

5. PHIM BÁM SÁT CỐT TRUYỆN NGOẠI TRỪ VIỆC CÓ ÍT BÀ TIÊN HƠN

8-dieu-chua-biet-ve-cong-chua-ngu-trong-rung4

Trong khi truyện thần thoại Công chúa ngủ trong rừng của Charles Perrault Thế kỷ 17 có 7 bà tiên thì trong phim chỉ còn 3 bà tiên.

6. ĐÂY LÀ BỘ PHIM HOẠT HÌNH THẦN THOẠI CUỐI CÙNG TRƯỚC KHI PHIM NÀNG TIÊN CÁ ĐƯỢC CÔNG CHIẾU

8-dieu-chua-biet-ve-cong-chua-ngu-trong-rung3

Do doanh thu phòng vé của bộ phim không mấy khả quan nên hãng phim đã hoãn việc sản xuất các bộ phim hoạt hình thần thoại trong một thời gian khá dài, mãi 30 năm sau thì bộ phim hoạt hình thần thoại tiếp theo, Nàng tiên cá mới ra đời. Quả là một giấc ngủ dài cho các nàng công chúa của Disney.

7. PHIM ĐÃ CÓ PHIÊN BẢN TRÊN MÀN HÌNH KHỔNG LỒ

8-dieu-chua-biet-ve-cong-chua-ngu-trong-rung1

Một trong những thách thức lớn mà Công chúa ngủ trong rừng đã chinh phục đó là việc bộ phim được chiếu trên màn hình khổng lồ Super Technirama 70mm. Nghĩa là các họa sĩ có thể đạt được một mức độ cao hơn trong tính chi tiết và cách điệu của các cảnh trong phim kể từ khi chúng được vẻ trên những tờ giấy khổng lồ có kích cỡ to bằng tấm trải giường. Nhưng do quá trình làm phim kéo dài nên khi phim được công chiếu thì loại phim 70mm không còn được ưa chuộng nữa và bộ phim chủ yếu được chiếu ở dạng chuẩn 35mm. Điều này đã làm thất thu nhiều buổi trình chiếu phim khổ lớn so với dự tính của Walt và các họa sĩ.

8. PHIM ĐƯỢC TÁI SẢN XUẤT 4 LẦN

8-dieu-chua-biet-ve-cong-chua-ngu-trong-rung7

Sau 4 lần tái ra mắt khán giả (năm 1970, 1979, 1986 và 1995), Công chúa ngủ trong rừng trở thành phim thứ hai có lợi nhuận cao nhất trong các phim sản xuất năm 1959, chỉ đứng sau Ben-hur.

Theo blogs.disney.com

Đừng bỏ qua