7 loại quả dưỡng tâm nhuận phổi trong mùa thu

Lập thu với những cơn mưa bất chợt khiến cơ thể dễ sinh ra phản ứng “khó ở”. Hãy tận dụng 7 loại quả dưỡng tâm nhuận phổi để vui khỏe mỗi ngày trong mùa thu nhé

Với thành phần nước phong phú nên quả lê còn được gọi là “nguồn nước khoáng thiên nhiên”. Lê có tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể, thanh tâm hạ hỏa, đặc biệt hữu hiệu đối với việc làm nhuận phổi và các cơ quan hô hấp, ngoài ra còn hỗ trợ tốt cho tiêu hóa, thúc đẩy cảm giác thèm ăn, lợi tiểu.

• Ăn thế nào? Lê có thể ăn tươi, ép lấy nước uống hoặc chưng để ăn, nếu ép chung với mía hay mật ong thì hiệu quả càng cao, đặc biệt không nên bỏ hạt vì trong hạt lê có chứa Boron, có thể nâng cao trí nhớ, sức tập trung và sự nhạy bén cho trí não.

NHO

Nho là nguyên liệu quý, nhất là thành phần Anthocyanidin phong phú trong hạt nho có chức năng kháng oxi hóa cao gấp 18 lần so với vitamin C. Nho còn giàu khoáng chất và Flavonoid, chống lão hóa, tiêu diệt các gốc tự do, ngăn chặn sự biến đổi của các tế bào thành tế bào ung thư. Ngoài ra, nho còn giúp phục hồi sức khỏe và chống suy nhược thần kinh.

Ăn thế nào? Nho nên rửa sạch và ăn luôn cả hạt lẫn vỏ, có thể làm nho khô để ăn dần. Ngoài ra, ép nho lấy nước nấu với mật ong cho đặc lại thành dạng cao, pha với nước sôi để dùng điều trị hiệu quả chứng nhiệt miệng.

CHUỐI

Do khả năng giải tỏa tâm trạng buồn phiền mà chuối còn được gọi là “quả vui vẻ”. Hàm lượng Vitamin B5  trong chuối là chất kích thích niềm vui trong cơ thể con người, giảm áp lực và nâng cao trí não.

Ăn thế nào? Chuối có thể ăn tươi hoặc chưng, hấp tùy theo sở thích của mỗi người.

CHANH

Chanh được gọi là “kho Axít citric”, ngoài hàm lượng Axít citric cao, trong chanh còn có Niacin và axit hữu cơ, có tác dụng diệt khuẩn cực tốt. Ngoài ra, chanh còn có công hiệu làm đẹp da do giàu Vitamin C.

Ăn thế nào? Do vị chua khá cao vì vậy không nên ăn chanh trực tiếp mà cần phối hợp với các loại rau quả khác, có thể uống nước ép hoặc ngâm với nước ấm để uống.

detox giảm cân bằng nước trái cây hình ảnh

TÁO

Táo có tính ngọt mát, có tác dụng giải khát, giảm căng thẳng, giúp đầu óc tỉnh táo, nhuận phổi, dưỡng tâm, bổ tỳ, dạ dày, đặc biệt là “thần bảo hộ” cho sức khỏe của các mạch máu ở tim.

Ăn thế nào? Táo có thể ăn tươi hoặc chưng mà tốt nhất là chưng luôn cả vỏ.

TÁO ĐỎ

Táo đỏ vị ngọt tính ấm, bổ khí huyết, an thần, hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt hàm lượng Vitamin C phong phú có tác dụng ngừa lão hóa hữu hiệu.

Ăn thế nào? Có thể nấu cháo gạo lứt táo đỏ hoặc nấu canh táo đỏ và cẩu kỉ tử. Ngoài ra, chè táo đỏ, hạt sen cũng rất ngon miệng và bổ dưỡng.

KIWI

Trong quả kiwi có chứa Serotonin, giúp ổn định tâm trạng, đồng thời hàm lượng chất xơ thực vật phong phú còn giúp thúc đẩy sức khỏe tim mạch và hỗ trợ tiêu hóa.

Ăn thế nào? Kiwi có thể ăn tươi chung với chuối, táo. Ngoài ra, nước ép kiwi cũng là loại giải khát mùa thu tốt cho sức khỏe của bạn.

NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN CHÚ Ý KHI ĂN TRÁI CÂY

– Người muốn kiểm soát cân nặng, huyết áp và mỡ máu nên ăn trái cây trước bữa cơm để giảm lượng thức ăn chính, đồng thời hấp thu thêm chất xơ và Kali.

– Người suy dinh dưỡng, cơ thể gầy yếu nên ăn trái cây sau bữa cơm để tránh làm giảm cảm giác thèm ăn.

– Người bị tiểu đường nếu như có thể kiểm soát tốt tình trạng đường trong máu thì vẫn có thể ăn trái cây, thông thường nên ăn vào giữa hai bữa chính, chẳng hạn khoảng 10h sáng hoặc 3h chiều.

– Ngoài ra, ăn trái cây vào buổi sáng sẽ dễ tiêu hóa và hấp thu hơn là ăn vào buổi tối.

Bài: Lê Phương

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua