7 điều giúp các cặp đôi xây dựng mối quan hệ lành mạnh

Một mối quan hệ lãng mạn thôi vẫn chưa đủ, mối quan hệ đó còn cần phải lành mạnh và mang lại ảnh hưởng tích cực cho cả hai phía

Định nghĩa mối quan hệ lành mạnh tuỳ thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Nhu cầu đó bao gồm cảm xúc, cách giao tiếp, sở thích, quan điểm hay thậm chí là tình dục. Tuy nhiên, những nhu cầu này cũng có thể thay đổi theo thời gian. Một mối quan hệ vào năm bạn 20 tuổi có thể sẽ không còn là mối quan hệ bạn muốn vào năm 30 tuổi nữa. Vậy, làm sao để xây dựng và duy trì được một mối quan hệ lành mạnh?

1. Giao tiếp cởi mở và thẳng thắn

Để xây dựng được một mối quan hệ lành mạnh, trước hết cả hai cần phải thoải mái khi chia sẻ những thứ xảy ra trong cuộc sống. Đó có thể là thành công, thất bại, những vấn đề ở chỗ làm, bạn bè và gia đình. Thậm chí là những vấn đề nghiêm trọng và riêng tư hơn như tâm lý hay khó khăn về tài chính.

2. Tin tưởng

Sự tin tưởng bao gồm sự trung thực lẫn chính trực. Cả hai không giữ những bí mật riêng. Khi xa nhau, bạn không cảm thấy lo lắng về việc đối phương sẽ theo đuổi người khác.

Nhưng sự tin tưởng còn còn đòi hỏi nhiều hơn thế. Bạn còn cảm thấy an toàn và thoải mái khi ở với đối phương. Bạn biết chắc rằng đối phương sẽ không tổn thương bạn cả về thể chất lẫn tình cảm.

3. Phải biết độc lập trong chính mối quan hệ của mình

Những mối quan hệ lành mạnh thường được cho là phụ thuộc, giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, sự phụ thuộc đó có nghĩa là bạn nương tựa vào nhau nhưng vẫn giữ được chất riêng của mình. Nói cách khác, bạn phải biết cân bằng mối quan hệ. Bạn biết rằng bạn được đối phương chấp nhận và yêu thương, nhưng lòng tự trọng vẫn không phụ thuộc vào họ. Cả hai vẫn có bạn bè, những mối quan hệ xã hội khác và dành thời gian theo đuổi những sở thích riêng.

mối quan hệ lành mạnh độc lập trong mối quan hệ của mình

4. Đặt mục tiêu cho mối quan hệ

Để cải thiện tình cảm, bạn và đối phương cần ngồi lại với nhau để đặt mục tiêu cho mối quan hệ lành mạnh. Bạn muốn điều gì từ mối quan hệ đó? Bạn muốn mối quan hệ đó đi đến đâu? Cả hai có muốn cưới nhau hay không? Những mục tiêu đó nên phù hợp với cả hai. Hai bạn sẽ cùng đặt ra những điều mà mình mong muốn người kia thực hiện.

Chẳng hạn như bạn muốn người ấy giảm thời gian xem các chương trình thể thao. Còn người ấy muốn bạn ngăn nắp hơn. Hãy cho đối phương biết bạn muốn gì từ họ. Đồng thời khuyến khích họ nói ra mong đợi của mình dành cho bạn.

5. Sự gần gũi về thể xác

Sự gần gũi thường liên quan đến tình dục. Nhưng một mối quan hệ lành mạnh không phải lúc nào cũng chỉ có thế. Những cử chỉ như nắm tay, ôm, hôn và chỉ đơn thuần là ngủ chung với nhau cũng quan trọng không kém. Những cử chỉ tiếp xúc yêu thương giúp làm tăng nồng độ oxytocin trong não bộ. Đây là một loại hormone ảnh hưởng đến sự liên kết và gắn bó.

6. Những khoảnh khắc vui đùa

xây dựng mối quan hệ lành mạnh

Nếu cả hai có thể đùa giỡn và cười cùng nhau, đó là dấu hiệu cực kì tốt. Việc đùa giỡn, hành động ngớ ngẩn và tham gia những hoạt động vui vẻ để cùng cười có thể giúp hai bạn thân thiết hơn. Đó là khi cả hai thật sự thoải mái với nhau và được là chính mình. Cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ, mặc cho ngắn ngủi này có thể xoa dịu những căng thẳng rất hiệu quả. Đồng thời giúp mối quan hệ lành mạnh và bền chặt hơn.

7. Giải quyết mâu thuẫn

Thậm chí là khi đang ở trong một mối quan hệ lành mạnh, bạn vẫn không thể tránh khỏi sự bất đồng, thất vọng hoặc giận dữ. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Quan trọng là bạn biết cách giải quyết mâu thuẫn, học cách kiểm soát sự căng thẳng và giận dữ. Hãy trao đổi sự khác biệt của cả hai một cách lịch sự, chân thành, tôn trọng và không phán xét.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua