7 điều bạn cần thực hiện trước khi ly hôn

Nếu bạn đang có ý định ly hôn thì đừng quyết định vội mà hãy thử thực hiện 7 điều sau đây. Biết đâu nó sẽ giúp hai người hàn gắn lại tình cảm vợ chồng

LY HÔN LÀ GÌ? Nó không phải là từ để hả cơn giận, để đe dọa chồng (vợ) mà nó là một bước quan trọng của sự chia cách, ly tán. Vì vậy, bạn phải cân nhắc từng lời nói của mình. Không nên dễ dãi nói để thỏa mãn cảm xúc của bản thân và tạo cơ hội cho những xung đột phát triển.

THAY ĐỔI: Thói quen trong suy nghĩ về mối quan hệ rất khó thay đổi, nhưng một khi bạn thay đổi được thì cuộc hôn nhân của bạn có thể cứu vãn. Chẳng hạn, bạn luôn nghĩ rằng anh ấy chẳng quan tâm đến vợ. Trước khi ly hôn, bạn hãy thay đổi những suy nghĩ tiêu cực ấy bằng cách nghĩ tích cực như anh ấy rất quan tâm đến mình, anh ấy có thể làm mọi việc…

TẠO DANH SÁCH NÊN LÀM CHO BẢN THÂN: Để có thể khắc phục những mâu thuẫn, thiếu sót trong mối quan hệ vợ chồng, bạn liệt kê một danh sách những việc bạn mong chồng làm cho mình. Đồng thời, bạn cũng phải liệt kê những việc cần phải làm cho bản thân. Thông qua đó, bạn sẽ biết mình muốn gì và cần gì.

THỪA NHẬN THIẾU SÓT CỦA MÌNH: Tất cả chúng ta đều không hoàn hảo, nhưng không mấy người chịu chấp nhận những thiếu sót của mình. Thừa nhận những thiếu sót của bản thân chính là bước khởi đầu để cải thiện giao tiếp vợ chồng.

HÀN GẮN NHỮNG VẾT THƯƠNG: Đôi khi chính những vấn đề cũ lại là đầu mối tạo nên những căng thẳng hiện tại. Vì vậy, bạn và chồng có thể khơi nguồn vấn đề bằng những câu hỏi: Em/anh phải làm gì để anh/em thấy thỏa mái, hạnh phúc? Câu hỏi cởi mở như vậy chính là “liều thuốc” hàn gắn những vết sẹo dai dẳng trong tâm trí cả hai bạn.

truoc-khi-ly-hon

TỪ BỎ Ý MUỐN THAY ĐỔI ĐỐI PHƯƠNG: Dù bạn cố gắng trở thành một người vợ tốt, tốt với chồng và cả với chính mình, nhưng bạn vẫn sẽ có những lúc tức giận, bực bội với anh ấy. Điểm cốt yếu ở đây là bạn phải chấp nhận bạn không thể thay đổi anh ấy. Sự chấp nhận này là một trong những mấu chốt quan trọng cho một mối quan hệ bền vững.

Để hạn chế sự phiền lòng, bực tức, bạn nên giảm tối đa những câu hỏi dạng trách cứ: Tại sao anh thế này? Tại sao anh thế kia? Tại sao anh không giống em?… Khi đã là vợ chồng, cả hai cần học cách nhìn mọi việc trên lập trường của cả hai chứ không phải theo từng cá nhân.

CHÚNG TA CÙNG MỘT ĐỘI: Khi yêu, cả hai cùng nhìn về một hướng, nhưng khi phát sinh mâu thuẫn, bạn chỉ muốn một mình. Đó chính là những suy nghĩ khiến vợ chồng ngày càng trở nên xa cách. Hãy làm mọi việc cùng nhau, ngay cả những việc nhỏ nhất trong nhà cũng nên cùng làm. Đừng âm thầm thực hiện một mình. Tình yêu luôn cần sự khuyến khích, kích thích. Nó cần hành động chứ không phải cảm nhận.

Xem thêm: 5 dấu hiệu cảnh báo hôn nhân có nguy cơ tan vỡ

Mục Gia đình – Tâm lý/Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua