7 bài thuốc chữa nhiệt miệng vô cùng hiệu quả

Nhiệt miệng gây đau rát, khó chịu lại lâu lành và hầu như ai cũng gặp ít nhất một lần trong đời

Đông y cho rằng nguyên nhân gây nhiệt miệng là do nóng trong người, thiếu vitamin, khoáng chất và sức đề kháng kém. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách phát sinh ra một vài đốm trắng 1–2mm trong miệng, trên môi, nướu, đầu lưỡi. Chúng lớn dần, hơi mọng nước rồi vỡ ra gây loét. Lúc này, bạn có thể dùng các thảo dược sau để khắc phục.

BẠC HÀ, BẠCH ĐÀN

20150716-suc-khoe-Kien-thuc-Thuoc-nam-Chua-nhiet-mieng-02
Tinh dầu bạc hà và bạch đàn (khuynh diệp) có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời, các hoạt chất trong hai tinh dầu này giúp liên kết các mô xung quanh vết thương, làm giảm sưng viêm, khó chịu. Đặc biệt, chúng còn có khả năng làm tê nên giảm đau.

♦ Bài thuốc 1:

Bạn chuẩn bị 10 giọt tinh dầu bạc hà, 8 giọt tinh dầu bạch đàn, 2 thìa canh dầu ô-liu hoặc dầu hạt nho, 1 lọ thủy tinh có vòi xịt. Bạn cho tinh dầu ô-liu hoặc dầu hạt nho vào lọ thủy tinh. Sau đó, bạn tiếp tục cho các tinh dầu còn lại vào và lắc đều. Bạn có thể dùng hỗn hợp này lắc đều rồi xịt trực tiếp lên vết thương để giúp giảm đau.

 

CÂY XÔ THƠM

20150716-suc-khoe-Kien-thuc-Thuoc-nam-Chua-nhiet-mieng-03
Đây là một loại thảo dược thuộc họ bạc hà, được sử dụng rộng rãi trong thế giới ẩm thực và y học. Loại cây này giúp làm sạch miệng, chữa lành các vết loét do nhiệt miệng gây ra.

♦ Bài thuốc 2

Bạn đun sôi 1 nắm lá cây xô thơm tươi hoặc 2 thìa cà-phê bột lá cây xô thơm cùng 200ml nước lọc trong vòng 10 phút. Sau đó, bạn để nguội và dùng chúng để súc miệng mỗi ngày. Lưu ý, bạn cần ngậm nước súc miệng này ít nhất một phút rồi mới súc miệng lại bằng nước sạch.

 

SALAD CỦ CẢI ĐƯỜNG, CÀ-RỐT, GỪNG

20150716-suc-khoe-Kien-thuc-Thuoc-nam-Chua-nhiet-mieng-01
Đây là những thực phẩm chứa nhiều folate và sắt rất có ích để phòng ngừa và điều trị các vết thương nhẹ. Ngoài ra, gừng cũng kháng viêm, chống khuẩn, rất thích hợp để điều trị nhiệt miệng.

♦ Bài thuốc 3

Bạn chuẩn bị 1/2 bát củ cải đường thái lát, 1/2 củ cà-rốt thái sợi, 2 thìa canh nước ép táo, 1 thìa canh dầu ô-liu, 1/2 thìa cà-phê củ gừng tươi thái nhỏ, ít muối. Bạn pha hỗn hợp gồm muối, dầu ô-liu, nước ép táo rồi trộn với củ cải đường, cà-rốt, gừng để làm món salad. Đây là món ăn chữa nhiệt miệng hữu hiệu.

 

SÁP ONG VÀ DẦU DỪA

20150716-suc-khoe-Kien-thuc-Thuoc-nam-Chua-nhiet-mieng-05
Dầu dừa có công dụng chống viêm, kháng khuẩn, an toàn để bạn bôi lên các vết loét, giảm cảm giác khó chịu. Sáp ong mềm mịn, giúp giảm sự cọ xát, hạn chế đau khi vết loét tiếp xúc với răng giả hoặc răng niềng.

♦ Bài thuốc 4

Bạn đun chảy 1 thìa sáp ong cùng 2 thìa cà-phê dầu dừa, để nguội rồi trữ trong lọ kín. Khi dùng, bạn lấy một ít và bôi lên răng giả hoặc răng niềng để hạn chế sự cọ xát, giảm đau rát.

[related-products]

MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA NHIỆT MIỆNG KHÁC

Bài thuốc 5

Bạn lấy một nắm lá cỏ mực rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt rồi hòa với mật ong. Khi dùng, bạn lấy bông tăm thấm với thuốc này và thoa vào vết loét 2 — 3 ba lần/ngày là được.

20150716-suc-khoe-Kien-thuc-Thuoc-nam-Chua-nhiet-mieng-la-co-muc

Bài thuốc 6

Bạn chuẩn bị 150 bí ngô thái miếng vừa ăn, 30g đậu đen, 25g hạt sen, 20g gạo nếp, 50g gạo tẻ đãi sạch. Cho tất cả vào nồi, hầm đến khi nhừ rồi cho đường vào, thêm 2—3 lát gừng, tắt bếp. Ăn nóng hoặc nguội tùy thích.

20150716-suc-khoe-Kien-thuc-Thuoc-nam-Chua-nhiet-mieng-07

Bài thuốc 7

Bạn chuẩn bị 100g gạo tẻ, 50g bột cát căn (sắn dây). Bạn nấu gạo tẻ cho đến khi nhừ, sau đó thêm bột sắn dây vào rồi tắt bếp. Món này dùng như cháo, ăn khoảng 3—5 ngày để thanh nhiệt.

20150716-suc-khoe-Kien-thuc-Thuoc-nam-Chua-nhiet-mieng-gao-te

Mục Sức khoẻ/Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua