Các chuyên gia tiết lộ những thói quen hàng ngày gây hại cho sức khỏe

Việc của bạn ngay lúc này là từ bỏ chúng và thay thế bằng những thói quen tích cực khác!

thói quen hàng ngày gây hại cho sức khỏe

6 thói quen hàng ngày gây hại cho sức khỏe là gì? Ảnh: Shutterstock

Cơ thể con người là một kết cấu phức tạp. Những lý do khiến nó bị hỏng cũng rất phức tạp. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa việc bảo vệ sức khỏe là bất khả dĩ. Các chuyên gia nói rằng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện một số điều chỉnh cơ bản trong thói quen hàng ngày, đồng thời từ bỏ những thói quen hàng ngày gây hại cho sức khỏe.

6 thói quen hàng ngày gây hại cho sức khỏe

Tập thể dục không đủ

Tập thể dục có kết nối chặt chẽ với cân nặng thể trạng và sức khỏe tim mạch. Không chỉ vậy, hoạt động thể chất thường xuyên cũng là cách hữu hiệu tăng cường hệ thống miễn dịch. Nó có thể giúp bảo vệ chống lại mọi thứ từ cảm sốt thông thường, Covid-19 hay cả ung thư.

Theo Viện Y tế Quốc gia của Mỹ, tập thể dục có thể đẩy vi khuẩn ra khỏi phổi và đường thở; làm cho các kháng thể trung hòa bệnh lưu thông nhanh hơn trong máu; làm chậm quá trình giải phóng các hormone căng thẳng gây suy giảm khả năng miễn dịch. Bạn có thể nhận được những lợi ích này khi dành thời gian tập thể dục vừa phải. Thậm chí là đi bộ 20 phút mỗi ngày.

>>Xem thêm: Tập thể dục bao nhiêu là đủ?

Không có được giấc ngủ chất lượng

Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa giấc ngủ kém chất lượng với một loạt bệnh nghiêm trọng; bao gồm ung thư, bệnh tim, béo phì, tiểu đường và sa sút trí tuệ. Bởi vì khi chúng ta ngủ, các hệ thống chính của cơ thể là tim, não, sự trao đổi chất và hệ thống miễn dịch sẽ đi vào trạng thái nghỉ ngơi, tự phục hồi và khởi động lại.

Nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể bắt đầu hoạt động kém trơn tru, như những bánh răng bị trật trong một cỗ máy. Về lâu dài, nó sẽ khiến cả cơ thể hỏng hóc. Các chuyên gia từ National Sleep Foundation khuyến cáo rằng người lớn nên ngủ đủ giấc từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm.

>>Xem thêm: Phương pháp giúp bạn chìm vào giấc ngủ chỉ sau 2 phút

Không kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng không chỉ khiến bạn mệt mỏi bên ngoài, nó còn khiến từng tế bào phản ứng chậm chạp, rệu rã. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng căng thẳng mãn tính khiến não tiết ra nhiều hormone căng thẳng cortisol. Chúng có nhiều tác động tiêu cực đến thể chất. Điển hình là tăng cân và suy giảm hệ thống miễn dịch.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những người trải qua căng thẳng mãn tính dễ bị cảm lạnh thông thường và nhiễm virus như cúm. Một nghiên cứu khác ở Phần Lan gần đây đã phát hiện ra rằng căng thẳng kinh niên có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn lên đến ba năm.

>>Xem thêm: Mẹo hay giảm cảm giác căng thẳng bí bách trong mùa dịch

Uống quá nhiều rượu

Đừng tưởng chỉ mỗi gan bị tổn thương khi uống quá nhiều bia rượu. Thực tế, những thức uống có cồn có thể hủy hoại sức khỏe của bạn, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng huyết và hơn 10 loại ung thư. Để tránh những tác hại kể trên, hãy uống vừa phải. Nghĩa là không quá hai ly rượu mỗi ngày đối với nam và một đối với nữ.

>>Xem thêm: Rượu giúp bạn ngủ ngon hơn và cũng góp phần tăng… volume tiếng ngáy

Cô đơn

Nhân loại đã và đang đối phó với một đại dịch khác không phải Covid-19. Đó là sự cô lập xã hội. Chứng bệnh tâm lý này gia tăng đáng kể trong những đợt phong tỏa và giãn cách kéo dài. Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng những người cảm thấy cô đơn mãn tính có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe như ung thư, bệnh tim mạch và chứng sa sút trí tuệ.

Cô đơn dường như gây ra phản ứng căng thẳng, làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, suy tim, suy yếu hệ thống miễn dịch. Các chuyên gia cho rằng tương tác xã hội nên được coi là quan trọng như tập thể dục. Vì vẫy, hãy cố gắng duy trì kết nối với mọi người xung quanh hàng ngày nhé.

>>Xem thêm: Để ta thôi cảm thấy cô đơn trong một mối quan hệ

Không tuân theo các khuyến cáo an toàn sức khỏe

Dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc. Chúng ta đã phải chấp nhận sống chung với dịch và xem nó như một bệnh cảm cúm thông thường. Để bảo vệ chính mình cùng người thân, hãy luôn thực hiện các nguyên tắc cơ bản về phòng dịch bất kể ở môi trường nào. Đó là chủng ngừa càng sớm càng tốt; luôn đeo khẩu trang N95 tại những khu vực nguy cơ cao; không đi lại, tụ tập đông người; thường xuyên vệ sinh nhà cửa, thân thể.

>>Xem thêm: Virus Covid-19 có lây qua thực phẩm hay không?

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua