1. Mì ăn liền ra đời lần đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1958 do ông Momofuku Ando sáng chế. Khi ấy, đây là xa xỉ phẩm trong các siêu thị Nhật vì chúng có thể chế biến dễ dàng ở bất cứ đâu. Ngày nay, đồ ăn này đã trở thành một mặt hàng thông dụng và phổ biến khắp thế giới.
2. Bên cạnh những phát minh về công nghệ vĩ đại, người Nhật còn tự hào đã phát minh ra mì ăn liền và đưa sản phẩm này đạt tới vai trò to lớn và độ phủ sâu rộng như ngày hôm nay, trở thành một trong những loại thực phẩm đại diện cho “Made in Japan”.
3. Theo hướng dẫn sử dụng, mì ăn liền nên được nấu chín với nước sôi. Tuy nhiên, rất nhiều người, đặc biệt là giới sinh viên, lại rất sáng tạo và thích ăn mì tôm sống hơn mì đã chín. Ông David Chang, người đã sáng lập ra chuỗi nhà hàng Momofuku, cũng từng là fan cuồng của mì tôm sống. Ông chia sẻ: “Rắc bột gia vị lên bánh mì tôm sống, cắn một miếng giòn rụm sau giờ học đem lại hương vị thật khó quên. Tôi nhớ rằng, tôi đã “kết” món đó từ lúc được khoảng tám tuổi”.
4. Người Nhật có cả một Bảo tàng mì ly (Cup Noodles) tại Yokohama, Nhật Bản, để kể về lịch sử phát triển mì ăn liền. Ở đây còn có cả một khu vực cho khách pha chế mì theo khẩu vị của mình và ngạc nhiên hơn nữa là có đến 5.460 cách kết hợp hương vị mì gói để cho bạn có một ly mì lạ chưa từng thấy.
5. Ở các nước châu Á, mì là sản phẩm chủ lực thứ hai, chỉ đứng sau gạo. Lý do đơn giản vì mì có giá thành thấp và có thể dùng để chế biến rất nhiều món khác nhau, đa dạng về hương vị như sa tế hành cay, chay rau nấm, tôm chua cay hay sườn heo tỏi phi với giá thành rẻ và phù hợp với cuộc sống hiện đại bận rộn. Đây cũng là người bạn thân thiết của mọi người Việt, từ các cô cậu sinh viên nghịch ngợm, những bà nội trợ đảm đang khó tính, những gia đình truyền thống hay cả dân văn phòng năng động và hiện đại.
Mục Home − Bí quyết/Tiếp Thị Gia Đình