4 lợi ích và 6 bài thuốc hay từ măng tre

Cứ vào mùa mưa, người dân lại rộn ràng thu hoạch măng tre. Riêng đồng bằng sông Cửu Long đã tiêu thụ hàng ngàn tấn măng tre mỗi năm

Không phải ngẫu nhiên mà măng, là mầm non của cây tre, hút hàng như thế. Từ xa xưa, măng tre tươi đã ứng dụng rất nhiều trong nền y học cổ đại.

DINH DƯỠNG TỪ LÒNG ĐẤT

Người Nhật Bản cho rằng măng tre là “vua của các loại rau rừng”. Ấn Độ cũng có nghiên cứu cho thấy măng chứa dồi dào các dưỡng chất khác nhau. Trong măng tre có các vitamin như A, B6 và E cùng folate và một số khoáng chất khác như can-xi, ma-giê, phốt pho, ka li, na tri, kẽm, đồng, mangan, sắt.

20150904-khoe-manh-nho-mang-tre-bamboo-shoot-02

Đặc biệt, lượng chất xơ, protein trong măng tre rất dồi dào. Trong khẩu phần 100g măng tre có 6–8g chất xơ và 2,5g protein.

Ngoài ra, đây cũng là loại thực phẩm chứa rất ít calorie, với lượng tinh bột, đường và chất béo thấp. Theo đó, khi ăn 100g măng, bạn chỉ dung nạp 20kcal, 3–4g tinh bột và 2,5g đường, 0,49g chất béo. Các chất béo không bão hòa có trong măng rất cần thiết để kiểm soát cholesterol xấu trong cơ thể.

“NHỎ MÀ CÓ VÕ”

20150904-khoe-manh-nho-mang-tre-bamboo-shoot-03

Măng tre vào mùa rộ nhất là khoảng tháng 7 đến 8 âm lịch. Loại thực vật này tuy nhỏ bé, xù xì, không mất nhiều công chăm sóc nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể như:

1. Kích thích sự thèm ăn. Trong măng tre có hàm lượng xenlulo cao giúp kích thích sự thèm ăn. Chính vì thế, người ta thường dùng măng để chế biến các món khai vị.

2Giảm cân rất hiệu quả. Vì chứa rất ít calorie và chất bột đường, măng tre trở thành nguồn thực phẩm lý tưởng cho những người đang muốn giảm cân.

20150904-khoe-manh-nho-mang-tre-bamboo-shoot

3. Lợi cho tim mạch. Theo các kết quả nghiên cứu, phytosterol cùng nhiều chất dinh dưỡng thực vật (phytometrient) khác được tìm thấy trong măng tre có khả năng hòa tan cholesterol có hại trong cơ thể, đẩy chúng ra khỏi động mạch. Quá trình này giúp máu lưu thông tốt và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

4. Tăng cường hệ thống miễn dịch, dễ tiêu hóa, chống viêm, chữa chứng rối loạn dạ dày. Trong nền y học Ayurveda, khoa học Ấn Độ cổ đại, người ta còn tin rằng chiết xuất từ măng tre có đặc tính chống nọc độc rất tốt.

6 BÀI THUỐC TỪ MĂNG TRE

20150904-khoe-manh-nho-mang-tre-soup-bamboo

CHỮA SỐT CAO: 30g măng tre giã nhuyễn lọc lấy nước, hòa cùng nước của 10g gừng tươi để uống 2 lần/ngày.

CHỮA MỤN NHỌT: 20g măng tre mới nhú, 10g bồ công anh, 5g gừng tươi. Tất cả thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày.

CHỮA HO DO PHẾ NHIỆT (PHỔI NÓNG): 150 —200g măng tre thái lát, nấu kỹ với 1 phổi lợn, chia ra ăn hàng ngày.

CHỮA MẤT NGỦ, BỒN CHỒN: 150—200g măng tre thái lát, sắc kỹ lấy nước, uống hàng ngày trước khi đi ngủ.

CHỮA TĂNG HUYẾT ÁP, ĐAU ĐẦU, MẶT ĐỎ, NGỦ KHÔNG NGON GIẤC: 250—300g măng tre, luộc ăn hàng ngày.

TRẺ MỚI BỊ LÊN SỞI phát sốt, miệng khát, tiểu tiện ít: Dùng 200g măng tre, 5 lát gừng tươi, sắc nước để uống. Hoặc lấy măng tươi nấu canh với cá diếc cho trẻ ăn sẽ nhanh khỏi.

BẠN CÓ BIẾT?

20150904-khoe-manh-nho-mang-tre-bamboo-shoot-01

Măng tre có nhiều oxalate can-xi khó tan. Vì vậy, nếu bị viêm thận, sỏi tiết niệu, bạn không nên dùng

 Trong măng tươi có cyanogenic glycoside có thể gây ngộ độc. Do đó khi dùng măng, bạn thái măng thành lát mỏng, ngâm rồi luộc chín kỹ trong nồi, hở nắp khoảng 25 phút, bỏ nước để loại bỏ các chất gây độc rồi mới sử dụng măng để chế biến.

Mục Sức khỏe/Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua