Đó chính là kết quả khảo sát mà các cơ quan báo chí thu thập được trong hai tháng trở lại đây khi xâm nhập vào các cửa khẩu cũng như chợ đầu mối trên cả nước. Mùa nắng nóng kéo dài cũng là thời điểm người dân dùng trái cây nhiều hơn. Nhưng họ nào biết, một trong số 20.000 tấn trái cây Trung Quốc độc hại đang nằm trong bụng mình.
Cửa khẩu, “miệng nạp” thực phẩm bẩn vào Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Kỹ thuật viên Trạm Kiểm dịch thực vật cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), cho biết, mỗi ngày có hàng chục tạ trái cây Trung Quốc được nhập về đây. Trong số đó phổ biến nhất là cam, lê, táo, dưa vàng và thậm chí có cả các loại quả như mận Bắc, mãng cầu, xoài…
Chỉ một cửa khẩu đã có hàng chục tạ trái cây Trung Quốc nhập về mỗi ngày thì con số 20.000 tấn trái cây Trung Quốc chỉ là một phần lẻ mà thôi. Thực tế khu vực phía Bắc có hơn ba cửa khẩu hoạt động hết cống suất. Nếu tính trung bình, mỗi cửa khẩu nhập một tạ mỗi ngày thì một tháng con số này lên đến hàng tấn là điều dễ hiểu. Vậy sau khi nhập về Việt Nam, 20.000 tấn trái cây Trung Quốc đã đi đâu trong thời gian qua? Câu trả lời nằm ở các chợ đầu mối trên cả nước.
Sau khi được đưa vào Việt Nam, những tấn trái cây Trung Quốc này sẽ được các thương lái chia nhỏ và đóng thùng để phân phối ra khắp cả nước. Các “kênh bán lẻ” của hàng trăm tấn trái cây này là tiểu thương các chợ, người bán hàng rong, một số siêu thị hoặc cơ sở “dán mác” trái cây sạch. Người tiêu dùng không thể hay biết nguồn gốc của những món trái cây ngon ngọt mà mình đang ăn mỗi bữa có xuất xứ từ Trung Quốc vì họ chỉ là người mua sau cùng. Các tiểu thương đã phù phép bằng cách dán nhãn mác trong nước, tuồn vào các siêu thị nhỏ lẻ hoặc bán dưới dạng “hàng quê” để qua mắt người tiêu dùng.
Nhận diện trái cây Trung Quốc
Trước tiên bạn cần nắm bắt một số kỹ thuật cơ bản để phân biệt trái cây Trung Quốc. Theo đó, những loại trái cây được nhập khẩu từ Trung Quốc thường có thân hình tròn trịa, đẹp mã và rất bắt mắt. Chúng thường to, đều trái và gần như có kích thước tương tự nhau trong một rổ đựng. Bên ngoài thường được bao bọc khá kỹ và đẹp kiểu như hàng chất lượng trong siêu thị vậy.
Ngoài ra, trái cây Trung Quốc thường được bán nhiều ở những chiếc xe ba gác hoặc người bán hàng rong kèm theo dòng chữ “cam Tuyên Quang, “mận Hà Nội”, “xoài miền Tây”. Điểm đáng chú ý ở những chiếc xe này là bán giá rất rẻ so với những nơi khác và thường tập trung thành nhiều xe ở một khu vực nhất định để bán.
Tốt nhất, bạn chỉ nên mua trái cây ở những cơ sở được chứng nhận an toàn hoặc siêu thị lớn có tên tuổi. Tránh ham rẻ mà mua ở những nơi đại hạ giá, bán số lượng lớn tập trung vì đó là nơi phân phối chủ yếu của trái cây Trung Quốc.
Một số địa chỉ uy tín bán trái cây sạch
√ Hệ thống siêu thị Sunflower Market: Khu ẩm thực Kumho Link, Kumho Asiana Plaza, 39 Lê Duẩn, Q. 1, điện thoại (08) 3822 3033; Xi Riverview Palace, 190 Nguyễn Văn Hưởng, P. Thảo Điền, Q. 2, điện thoại (08) 3519 2385; Pearl Plaza, 561A Điện Biên Phủ, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM, điện thoại (08) 3899 9252.
– Công ty TNHH trái cây sạch USA FRUIT (USA FRUIT CLEAN FRUIT COMPANY LIMITED), 235 Phan Đình Phùng, P. 15, Q. Phú Nhuận, TP. HCM.
√ Công ty CLEVERFOOD Bạch Mai, 156 Bạch Mai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
√ Công ty trái cây nhập khẩu Đà Nẵng, 394/7 Hà Huy Tập, TP. Đà Nẵng.
Bài: Vương Huy Khôi
Tiếp Thị Gia Đình